Đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 Chủ đề 9: Sinh quyển

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
15:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Sinh vật và các nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ đến nhau

    Trong Sinh quyển, sinh vật và các nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau qua các

    Hướng dẫn:

    Trong Sinh quyển, sinh vật và các nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hóa.

  • Câu 2: Nhận biết
    Thực vật chủ yếu của khu sinh học rừng lá kim phương bắc

    Thực vật chủ yếu của khu sinh học rừng lá kim phương bắc là:

    Hướng dẫn:

    Thực vật chủ yếu của khu sinh học rừng lá kim phương bắc là các loài cây lá kim như tùng, bách, thông,...

  • Câu 3: Thông hiểu
    Khu sinh học có độ đang dạng cao nhất

    Khu sinh học nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?

    Hướng dẫn:

    Khu sinh học có độ đa dạng sinh học cao nhất thường có các điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt nên rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao nhất.

  • Câu 4: Nhận biết
    Khí hậu của khu sinh học rừng rụng lá theo mùa

    Khí hậu của khu sinh học rừng rụng lá theo mùa có đặc điểm là:

    Hướng dẫn:

    Khí hậu của khu sinh học rừng rụng lá theo mùa có đặc điểm là khí hậu ấm áp về mùa hè, lạnh vào mùa đông.

  • Câu 5: Nhận biết
    Thực vật chủ yếu của khu sinh học rừng nhiệt đới

    Thực vật chủ yếu của khu sinh học rừng nhiệt đới là:

    Hướng dẫn:

    Khu sinh học rừng nhiệt đới có thực vật đa dạng về các loại cây gỗ, cây hòa thảo, dương xỉ, nấm,...

  • Câu 6: Nhận biết
    Phân chia khu sinh học biển theo chiều ngang

    Theo chiều ngang khu sinh học biển được phân thành:

    Hướng dẫn:

    Theo chiều ngang khu sinh học biển được phân thành vùng ven bờ và vùng khơi.

  • Câu 7: Nhận biết
    Hoạt động không giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái

    Hoạt động nào dưới đây của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái?

    Hướng dẫn:

    Hoạt động của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái là:

    Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản vì khoáng sản là tài nguyên hữu hạn

  • Câu 8: Thông hiểu
    Sắp xếp các khu sinh học trên cạn theo vĩ độ tăng dần

    Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần là:

    Hướng dẫn:

    Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là:

    Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

  • Câu 9: Nhận biết
    Phân bố của khu sinh học rừng rụng lá ôn đới

    Theo vĩ độ, rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng theo mùa) là khu sinh học phân bố ở vùng nào?

    Hướng dẫn:

    Theo vĩ độ, rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) là khu sinh học phân bố ở vùng ôn đới.

  • Câu 10: Nhận biết
    Khu sinh học nước ngọt với các hệ sinh thái nước đứng

    Khu sinh học nước ngọt với các hệ sinh thái nước đứng là ở:

    Hướng dẫn:

    Khu sinh học nước ngọt với các hệ sinh thái nước đứng là ở ao, hồ, đầm, lầy.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Đặc điểm của sinh quyển

    Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của sinh quyển?

    Hướng dẫn:

    - Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật, bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp đất và một phần của thạch quyển.

    - Giới hạn phía trên của sinh quyển là nơi tiếp giáp lớp ozone của khí quyển. Giới hạn dưới ở lục địa là đáy lớp vỏ phong hoá, ở đại dương xuống tận các hố sâu đại dương (sâu nhất khoảng 11 km).

    - Tuy nhiên, sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển, mà thường tập trung nhiều ở khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Chọn phát biểu không đúng về sinh quyển

    Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?

    Hướng dẫn:

    Ranh giới trên cao tiếp xúc với lớp ozon của khí quyển, ranh giới thấp xuống tận đáy sâu của các hố đại dương và dừng lại ở đáy lớp vỏ phong hoá trên đất liền. Như vậy, sinh quyển bao gồm: phần thấp của khí quyển (tầng đối lưu), toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển.

  • Câu 13: Nhận biết
    Tầng mặt của hệ sinh thái biển

    Hệ sinh thái biển phân chia theo chiều thẳng đứng thì tầng mặt có:

    Hướng dẫn:

    Hệ sinh thái biển phân chia theo chiều thẳng đứng: tầng mặt có nhiều sinh vật trôi nổi, tầng giữa có nhiều động vật tự bơi và tầng đáy có các động vật đáy.

  • Câu 14: Nhận biết
    Sinh quyển

    Sinh quyển gồm

    Hướng dẫn:

    Sinh quyển gồm các khu sinh học trên cạn và các khu sinh học dưới nước.

  • Câu 15: Nhận biết
    Động vật sống ở khu sinh học đồng rêu đới lạnh

    Động vật sống ở khu sinh học đồng rêu đới lạnh chủ yếu là:

    Hướng dẫn:

    Với khu sinh học đồng rêu đới lạnh có các động vật chủ yếu là các loài gấu trắng bắc cực, chim cánh cụt, tuần lộc, hươu, ... và côn trùng.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (73%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo