Thí nghiệm tìm hiểu ý nghĩa số chỉ của ampe kế:
Chuẩn bị: Hai pin (loại 1,5 V) và đế lắp pin, một công tắc, một bóng đèn (loại 3 V), một ampe kế, các dây dẫn điện.
Hình 1: Sơ đồ mạch điện đo cường độ dòng điện
Tiến hành:
Số pin | Số chỉ của ampe kế | Độ sáng của đèn |
1 | ||
2 |
Kết luận:
Số chỉ của ampe kế càng lớn thì cường độ dòng điện càng lớn.
Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện.
1 A = 1000 mA
Để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.
Hình 2: Ampe kế
Thí nghiệm tìm hiểu ý nghĩa số chỉ của vôn kế:
Chuẩn bị: Hai pin (loại 1,5 V) và đế lắp pin, một công tắc, một bóng đèn pin (loại 3 V), một vôn kế, một ampe kế và các dây nối.
Hình 3: Sơ đồ mạch điện đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện
Tiến hành:
Số pin | Số chỉ của vôn kế | Độ sáng của đèn |
1 | ||
2 |
Kết luận: Giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi chưa mắc vào mạch) càng lớn thì khả năng sinh ra dòng điện của nó càng lớn.
Khả năng sinh ra dòng điện của nguồn điện được đặc trưng bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
1 mV = 0,001 V; 1 kV = 1000 V
Để đo được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, cần mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.
Hình 4: Vôn kế