Đề kiểm tra 45 phút KHTN 8 Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Hòn bi ở trong nước chịu những loại lực

    Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

    Hướng dẫn:

    Một hòn bị ở trong nước chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes và trọng lực

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính khối lượng của người

    Một người tác dụng áp suất 18000 N/m2 lên mặt đất. Biết diện tích mà chân người đó tiếp xúc với đất là 250 cm2. Khối lượng của người đó là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    p = \frac{F}{S} \Rightarrow F=p.S=18000.250.10^{-4} =450 N

    F= 10m \Rightarrow m = \frac{F}{10} =45kg

  • Câu 3: Nhận biết
    Khi thả vật vào nước, vật nổi lên khi nào

    Khi thả một vật trong chất lỏng, vật sẽ nổi lên khi

    Hướng dẫn:

    Khi thả một vật trong chất lỏng, vật sẽ nổi lên khi khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

  • Câu 4: Nhận biết
    Trường hợp áp suất khí quyển lớn nhất

    Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất?

    Hướng dẫn:

    Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm \Rightarrow tại đáy hầm mỏ sẽ có áp suất lớn nhất và tại đỉnh núi sẽ có áp suất nhỏ nhất.

  • Câu 5: Nhận biết
    Áp suất khí quyển thay đổi khi độ cao tăng 12m

    Trung bình, khi độ cao tăng 12 m thì áp suất khí quyển

    Hướng dẫn:

    Tính trung bình khi độ cao tăng 12 m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1 mmHg.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Nhận xét đúng khi nói về số chỉ lực kế

    Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 20 N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, nhận xét nào sau đây đúng khi nói về số chỉ lực kế khi đó?

    Hướng dẫn:

    Do khi nhúng vật vào nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet hướng lên trên \Rightarrow Số chỉ của lực kế sẽ giảm đi.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tìm nhận định đúng

    Nhận định nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Ta có: Công thức tính lực đẩy Acsimet: FA = d.V 

    \Rightarrow Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào:

    - Trọng lượng riêng của chất lỏng (d)

    - Thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (V)

  • Câu 8: Vận dụng
    Mối quan hệ giữa p1 và p2

    Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1, bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, đáy bình 2 là p2 thì

    Hướng dẫn:

    Vì áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1: p1 = d1.h1;

    Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 2: p2 = d2.h2.

    Lập tỉ số ta được:

    \frac{p_{2} }{p_{1} } =\frac{d_{2}.h_{2}  }{d_{1}.h_{1}  } =\frac{1,5d_{1}.0,6h_{1}  }{d_{1}.h_{1}  }= 0,9

     Vậy p2 = 0,9.p1 

  • Câu 9: Thông hiểu
    Đo khối lượng riêng của các hòn bi thuỷ tinh

    Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thuỷ tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì?

    Hướng dẫn:

    Công thức tính trọng lượng riêng D = mV

    Vậy muốn tính được khối lượng riêng ta cần đo được khối lượng và thể tích của vật.

    Để đo khối lượng ta cần cần và thể tích ta cần bình chia độ.

  • Câu 10: Nhận biết
    Đơn vị của khối lượng riêng

    Đơn vị của khối lượng riêng là:

  • Câu 11: Nhận biết
    Mối liên hệ giữa d và D

    Gọi d và D lần lượt là trọng lượng riêng và khối lượng riêng. Mối liên hệ giữa d và D là:

    Hướng dẫn:

     Mối liên hệ giữa d và D là: d = 10D.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tìm kết luận đúng khi nói về áp suất chất lỏng

    Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

    Hướng dẫn:

    Ta có: áp suất chất lỏng p = dh

    \Rightarrow Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào:

    - Trọng lượng riêng của chất lỏng (d)

    - Độ sâu (độ cao) tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm tính áp suất (h).

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính độ sâu của tàu ngầm

    Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860000 N/m2. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300 N/m2.

    Hướng dẫn:

    Áp dụng công thức: p = d.h ⇒ h = p/d

    Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước khi nổi lên:

    h_1=\frac{p_1}{d}=\frac{2020000}{10300}\approx196m

    Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau khi nổi lên:

    h_2=\frac{p_2}{d}=\frac{860000}{10300}\approx83,5m

  • Câu 14: Nhận biết
    Công thức tính áp suất gây ra bởi chất lỏng

    Công thức tính áp suất gây ra bởi chất lỏng có trọng lượng riêng d tại một điểm cách mặt thoáng có độ cao h là:

    Hướng dẫn:

    Áp suất p tại một điểm ở độ sâu h so với mặt thoáng chất lỏng được tính bằng:

    p = d.h

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính trọng lượng của 1 đống cát

    Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg. Tính trọng lượng của một đống cát 3 m3.

    Hướng dẫn:

    Khối lượng riêng của cát là

    D =\frac{m}{V} =\frac{15}{0,01} =1500 kg/m^{3}

    Khối lượng: m = D.V = 3.1500 = 4500 kg

    \Rightarrow Trọng lượng: d = 10D = 45000 N

  • Câu 16: Vận dụng
    Áp suất vật tác dụng lên mặt bàn

    Một vật có khối lượng 5 kg được đặt trên mặt bàn nằm ngang với diện tích tiếp xúc là 40 cm2. Áp suất của vật đó tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Lực ép mà vật tác dụng lên mặt bàn có độ lớn bằng trọng lượng

    F = P = 10.m = 10.5 = 50 (N)

    Đổi 40 cm2 = 0,004 m2 

    Áp suất của vật đó tác dụng lên mặt bàn là:

    p =\frac{F}{S} =\frac{50}{0,04} =12500 N/m^{2}

  • Câu 17: Nhận biết
    Xác định lực

    Chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó một lực đẩy hướng thẳng đứng lên trên, lực đó là:

    Hướng dẫn:

    Chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó một lực đẩy hướng thẳng đứng lên trên, lực đó là lực đẩy Acsimet.

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính trọng lượng của 2 lít nước đá

    Khối lượng riêng của nước đá vào khoảng 917 kg/m3. Do đó, 2 lít nước đá sẽ có trọng lượng khoảng

    Hướng dẫn:

    Đổi: 2 lít = 0,002 m3

    Trọng lượng riêng của dầu ăn là: d = 10D = 10.800 = 8000 N/m3

    Trọng lượng của 2 lít dầu ăn là: P = dV = 8000.0,002 = 16 N

  • Câu 19: Vận dụng
    Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất

    Một bánh xe xích có trọng lượng 45000 N diện tích tiếp xúc của bản xích xe lên mặt đất 1,25 m2. Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất.

    Hướng dẫn:

    Áp suất của bánh xe tác dụng lên mặt đất là:

    p = \frac{F}{S}=\frac{45000}{1,25} =36000 (N/m^{2} )

  • Câu 20: Nhận biết
    Công thức tính độ lớn của lực Acsimet

    Độ lớn của lực Acsimet được tính bằng:

    Hướng dẫn:

     Độ lớn của lực Acsimet được tính bằng: 

    FA = d.V

    Với d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chấ lỏng bị vật chiếm chỗ.

  • Câu 21: Vận dụng
    Xác định chất liệu làm nên quả cầu

    Một quả cầu bằng kim loại có thể tích 20 cm3 và có khối lượng là 178 g. Quả cầu đó được làm bằng: (Dchì = 11300 kg/m3; Dsắt = 7800 kg/m3; Dnhôm = 2700 kg/m3; Dđồng = 8900 kg/m3)

    Hướng dẫn:

    178 g = 0,178 kg

    20 cm3 = 0,00002 m3

    Khối lượng riêng của quả cầu là:

    D = \frac{m}{V} =\frac{0,178}{0,00002} =8900 (kg/m^{3} )

    Vì khối lượng riêng của đồng là: 8900 kg/m3 \Rightarrow Quả cầu đó làm bằng đồng.

  • Câu 22: Thông hiểu
    Chọn phương án đúng

    Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B. Khi đó

    Hướng dẫn:

    Ta có áp suất: p = \frac{F}{S}

    Theo đầu bài ra, ta có: SA = 2SB

     \Rightarrow \frac{P_{A} }{P_{B} } =\frac{S_{B} }{S_{A} } =\frac{1}{2}

    \Rightarrow pA = \frac{1}{2}pB 

  • Câu 23: Vận dụng
    Đổi đơn vị áp suất khí quyển

    Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: 1 mmHg = 136 N/m2

    Theo đề bài: 76 cmHg = 760 mmHg = 760.136 = 103360 N/m2

  • Câu 24: Thông hiểu
    Xét hiện tượng và giải thích

    Xét hiện tượng: Nước đựng trong khay làm đá có bề mặt thoáng phẳng. Khi nước đông lại thành đá trong tủ lạnh, nước đá có mặt khum vồng lên cao. Như vậy khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ thường.

    Giải thích: Vì bề mặt nước đá bị khum lên, nên chứng tỏ thể tích của nó tăng mà khối lượng của nước thì không đổi. Vậy theo công thức D = \frac{m}{V} ta suy ra khối lượng riêng của nước đá giảm đi (bé hơn) khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ bình thường.

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng đúng, giải thích đúng.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Áp lực của đoàn tàu đang chuyển động

    Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

    Hướng dẫn:

    Ta có: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

    Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu.

    Vì khi đó, trọng lực vuông góc với mặt bị ép, lực ma sát và lực kéo có phương song song với mặt bị ép.

  • Câu 26: Nhận biết
    Đơn vị Newton

    Newton (N) là đơn vị của:

    Hướng dẫn:

    Newton (N) là đơn vị của áp lực.

  • Câu 27: Thông hiểu
    Quả cầu chịu lực đẩy Acsimet lớn nhất

    Ba quả cầu có cùng thể tích, quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu nào lớn nhất?

    Hướng dẫn:

    Ta có: Lực đẩy Acsimet FA = dV

    Vì thể tích của 3 quả cầu như nhau và đều được nhúng chìm trong nước \Rightarrow lực đẩy Acsimet tác dụng lên mỗi quả cầu là như nhau.

  • Câu 28: Thông hiểu
    Nguyên nhân lưỡi dao, lưỡi kéo mài sắc

    Tại sao lưỡi dao, lưỡi kéo mài sắc (mài cho lưỡi mỏng)?

    Hướng dẫn:

    Ta có: p = \frac{F}{S}

    Lưỡi dao, lưỡi kéo mài sắc (mài cho lưỡi mỏng) \Rightarrow S giảm \Rightarrow p tăng.

  • Câu 29: Thông hiểu
    Tìm kết luận đúng

    Biết rằng trọng lượng của vật càng giảm khi đưa vật lên càng cao so với mặt đất. Khi đưa một vật lên cao dần, kết luận nào sau đây là đúng? Coi trong suốt quá trình đó vật không bị biến dạng.

    Hướng dẫn:

     \left\{\begin{matrix} D = \frac{m}{V}  \\ D = \frac{P}{V}  \end{matrix}ight. \Rightarrow d phụ thuộc vào P còn D không phụ thuộc vào P.

    Càng lên cao thì P càng giảm nên trọng lượng riêng d cũng giảm theo.

  • Câu 30: Vận dụng cao
    Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật

    Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100 cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8 N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Khi vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100 cm3

    ⇒ VKL = 100 cm3 = 100.10−6 = 10−4 m3 

     Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm trong nước là

    FA = dnuoc.Vnuoc = dnuoc.VKL = 10000.10−4 = 1 N 

    Khi treo vật vào lực kế, số chỉ lực kế chính là trọng lực của quả cầu: P = 7,8N

    Ta có:

    P = dKL.VKL \Rightarrow dKL = \frac{P}{V_{KL} } =\frac{7,8}{10^{-4} } = 78000 N/m3

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (37%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 19 lượt xem
Sắp xếp theo