Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí:
Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí gần vị trí đặt vật.
Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí:
Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí gần vị trí đặt vật.
Khi sử dụng đòn bẩy, cách làm nào dưới đây không làm giảm lực nâng vật?
Khi sử dụng đòn bẩy, cách làm buộc thêm trọng vật lên đòn bẩy gần với điểm tác dụng cùa vật cần nâng không làm giảm lực nâng vật.
Điền vào chỗ trống: Khi lực tác dụng càng gần trục quay, mômen lực ... và tác dụng làm quay càng yếu.
Khi lực tác dụng càng gần trục quay, mômen lực càng bé và tác dụng làm quay càng yếu.
Bơm nước bằng tay và chày giã gạo bằng sức nước là ứng dụng của:
Bơm nước bằng tay và chày giã gạo bằng sức nước là ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.
Trong hình sau người ta dùng đòn bẩy có điểm tựa O để bẩy một vật có trọng lượng P. Dùng lực bẩy nào sau đây là có lợi nhất? Biết mũi tên chỉ lực càng dài thì cường độ lực càng lớn
Vì khoảng cách từ điểm tựa O tới điểm D là dài nhất nên sẽ cho ta lợi về lực nhiều nhất.
Mômen lực phụ thuộc như thế nào vào giá trị của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực?
Môn lực càmeng lớn khi lực có giá trị lớn và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực càng lớn.
Điền vào chố trống: "Trục quay của đòn bẩy luôn đi qua một điểm tựa O, và khoảng cách từ giá của lực tác dụng tới điểm tựa gọi là ..."
Trục quay của đòn bẩy luôn đi qua một điểm tựa O, và khoảng cách từ giá của lực tác dụng tới điểm tựa gọi là cánh tay đòn.
Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?
Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1: Đòn bẩy được lợi về lực người sử dụng đòn bẩy nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Đòn bẩy là một công cụ có thể thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về:
Đòn bẩy là một công cụ có thể thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về lực.
Quan sát hình vẽ dưới đây và cho biết những người trong hình dùng cách nào để tăng mômen lực?
Đây là trường hợp cần kéo một vật nặng ở dưới hố lên người ta áp dụng tăng đồng thời cả lực kéo và khoảng cách từ trục quay tới giá của lực để tăng mômen lực
đưa vật lên được dễ dàng hơn.
Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta sử dụng
Để dời chỗ một hòn đá sang bên cạnh, người ta thường sử dụng đòn bẩy.
Muốn sử dụng đòn bẩy có lực hướng xuống dưới và độ lớn của lực nhỏ thì ta nên sử dụng loại đòn bẩy:
Muốn sử dụng đòn bẩy có lực hướng xuống dưới và độ lớn của lực nhỏ thì ta nên sử dụng loại đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.
Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi mômen lực tác dụng được tính đối với
Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng mômen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi mômen lực tác dụng được tính đối với cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực.
Muốn bẩy một vật nặng 2000 N bằng một lực 500 N thì phải dùng đòn bẩy có:
Ta có: F2 = 500 N; F1 = 2000 N, F2 nhỏ hơn F1 là 4 lần nên O2O > 4O1O.
Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?
Thùng đựng nước không phải là ứng dụng của đòn bẩy.
Khi mở hoặc đóng cánh cửa (loại có bản lề) thì ta tác dụng lực như thế nào vào cánh cửa để cánh cửa dễ quay nhất?
Khi mở hoặc đóng cánh cửa (loại có bản lề) thì ta tác dụng lực vào cạnh xa bản lề, theo hướng vuông góc với mặt phẳng cánh cửa.
Chọn câu sai.
Cánh tay đòn càng lớn thì tác dụng làm quay càng lớn.
Chọn câu trả lời sai. Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
Ví dụ nào sau đây không phải trường hợp lực tác dụng làm quay vật?
Chơi trò cầu trượt không phải trường hợp lực tác dụng làm quay vật
Mômen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng:
Mômen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó: M = Fd.
Dùng xà beng để bẩy vật nặng lên như hình dưới. Phải đặt điểm tựa ở đâu để bẩy vật lên dễ nhất?
Vì khoảng các từ điểm tựa tới điểm tác dụng lực của người lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới vật thì sẽ cho ta lợi về lực Phải đặt điểm tựa ở X để bẩy vật lên dễ nhất.
Ví dụ nào sau đây minh hoạ cách tăng mômen lực bằng cách tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực?
Các ví dụ trên đều minh hoạ cách tăng mômen lực bằng cách tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực
Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi
Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Cái kéo là ứng dụng của:
Cái kéo là ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.
Trục quay của cái kéo khi dùng để cắt là
Đinh ốc gắn 2 lưỡi kéo là trục cố định của lực khi dùng kéo cắt.
Quan sát dao cắt giấy ở một cửa hiệu photocopy, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Chỉ là dao bình thường, không ứng dụng bất kỳ máy cơ đơn giản nào.
Lan: Ứng dụng của đòn bẩy loại 1
Chi: Ứng dụng của đòn bẩy loại 2.
Dao cắt giấy ở hiệu photocopy có hoạt động tương tự như xe cutkit, nó có phần lực tác dụng nằm ngoài cùng. Lực tác dụng lên giấy nằm giữa trục và lực tay ta tác dụng, nên nó là đòn bẩy loại 2.
Đòn bẩy được chia thành các loại dựa vào:
Dựa vào vị trí của vật, vị trí tác dụng lực và điểm tựa người ta phân loại đòn bẩy thành 3 loại.
Momen lực có đơn vị là:
Mômen lực có đơn vị là: N.m
Cho đòn bẩy loại 1 có chiều dài OO1 < OO2. Hai lực tác dụng vào 2 đầu O1 và O2 lần lượt là F1 và F2. Để đòn bẩy cân bằng ta phải có: (O là điểm đặt, O1 là vị trí đặt vật, O2 là vị trí tác dụng lực)
Ta có: OO1 < OO2 Để đòn bẩy cân bằng ta phải có lực F2 có độ lớn nhỏ hơn lực F1.
Trong cơ thể người, các khớp nối của xương đóng vai trò là
Trong cơ thể người, các khớp nối của xương đóng vai trò là điểm tựa của đòn bẩy.