Luyện tập Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu

    Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000 kg/m3. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu là:

    Hướng dẫn:

    4 dm3 = 0,004 m3

    Trọng lượng riêng của nước:

    d = 10D = 10.1000 =10000 N/m3

    Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu là

    FA = d.V = 10000.0,004 = 40 N

  • Câu 2: Nhận biết
    Lực Acsimet

    Lực Acsimet xuất hiện ở

    Hướng dẫn:

     Lực đẩy Acsimet không chỉ xuất hiện trong chất lỏng mà còn xuất hiện trong chất khí.

  • Câu 3: Nhận biết
    Công thức tính độ lớn của lực Acsimet

    Độ lớn của lực Acsimet được tính bằng:

    Hướng dẫn:

     Độ lớn của lực Acsimet được tính bằng: 

    FA = d.V

    Với d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chấ lỏng bị vật chiếm chỗ.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn? Vì sao?

    Hướng dẫn:

    Ta có: Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

    - Trọng lượng riêng của nước: d = 1000 kg/m3

    - Trọng lượng riêng của dầu: d khoảng 800 kg/m3

    \Rightarrow Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Giải thích khi ôm tảng đá trong nước thấy nhẹ hơn trong không khí

    Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:

    Hướng dẫn:

    Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì có lực đẩy của nước (lực đẩy Acsimet) theo hướng từ dưới lên trên tác động vào tảng đá.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Vật ở trong nước chịu tác dụng của lực

    Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

    Hướng dẫn:

    Một vật ở trong nước thì chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet và trọng lực

  • Câu 7: Thông hiểu
    Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào các yếu tố

    Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào các yếu tố:

    Hướng dẫn:

    Công thức tính lực đẩy Acsimet: FA = d.V

    \Rightarrow Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng (d) và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (V).

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính độ lớn của lực đẩy Acsimet

    Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimet có độ lớn là:

    Hướng dẫn:
    • Khi treo quả cầu sắt ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lực của vật:

    P = 1,7N                                       (1)

    • Khi nhúng chìm quả cầu vào nước thì:

    Quả cầu chịu tác dụng của hai lực là: lực đẩy Acsimet và trọng lực

    Số chỉ của lực kế khi đó:

    F = P − FA = 1,2N                       (2)

    Từ (1) và (2), ta suy ra: FA = 1,7 − 1,2 = 0,5N

  • Câu 9: Vận dụng
    So sánh lực đẩy của 3 quả cầu trong nước

    Ba quả cầu có cùng thể tích, quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy

    Hướng dẫn:

    Ta có: Lực đẩy Acsimet FA = d.V

    Vì thể tích của 3 quả cầu như nhau và đều được nhúng chìm trong nước.

    \Rightarrow Lực đẩy Acsimet tác dụng lên mỗi quả cầu là như nhau hay F1A = F2A = F3A.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tìm nhận xét đúng

    Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Hai vật này có cùng thể tích nên phần thể tích nước bị chúng chiếm chỗ là như nhau.

    \Rightarrow Lực đẩy Acsimet tác dụng vào chúng là như nhau.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính giá trị của lực đẩy Acsimet

    Một vật có khối lượng 598,5 gam làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là d = 10.000 N/m3. Lực đẩy Acsimet có giá trị là

    Hướng dẫn:

     m = 598,5 g = 0,5985 kg

    Ta có: 

    \mathrm m\;=\;\mathrm D.\mathrm V\;\Rightarrow\mathrm V=\frac{\mathrm m}{\mathrm D}=\frac{598,5}{10,5}=57\;\mathrm{cm}^3=57.10^{-6}\mathrm m^3

    Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm trong nước là:

    FA = dnước.Vnước = dnước.V = 10000.57.10−6 = 0,57N

  • Câu 12: Nhận biết
    Điều kiện để vật nổi hay chìm trong chất lỏng

    Kết luận nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    - Vật nổi lên khi khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng.

    - Vật chìm xuống khi khối lượng riêng của vật lớn hơn khối lượng riêng của chất lỏng.

    - Vật lơ lửng trong chất lỏng khi khối lượng riêng của vật bằng khối lượng riêng của chất lỏng.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (25%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 15 lượt xem
Sắp xếp theo