Đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 Chủ đề 6: Nhiệt

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
15:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chọn câu sai

    Chọn câu sai.

    Hướng dẫn:

    Khả năng dẫn nhiệt của các chất rắn là khác nhau: Bạc dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại (kim loại dẫn nhiệt tốt nhất), các chất như gỗ, nhựa, … dẫn nhiệt kém

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tìm nhận xét đúng

    Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Nhận xét nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Ta có: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

    Vậy, nhiệt năng của cục sắt giảm và của nước tăng do nhiệt độ của cục sắt hạ xuống và nhiệt độ của nước tăng lên.

  • Câu 3: Nhận biết
    Ứng dụng sự nở vì nhiệt của không khí

    Sự nở vì nhiệt của không khí được ứng dụng để:

    Hướng dẫn:

    Sự nở vì nhiệt của không khí được ứng dụng để chế tạo khí cầu.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng khi nói về nhiệt năng

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

    Hướng dẫn:

    Do mọi vật đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn loạn không ngừng nên mọi vật đều có nhiệt năng.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm

    Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.

    Hướng dẫn:

    Vào mùa hè nhiệt độ cao nên cột sắt sẽ nở ra, mùa đông nhiệt độ hạ thấp nên cột sắn co ngắn lại.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chọn phát biểu sai

    Chọn câu trả lời sai:

    Hướng dẫn:

    Tất cả các vật dù nóng nhiều hay nóng ít đều bức xạ nhiệt.

  • Câu 7: Vận dụng
    Giải thích hiện tượng bánh xe đạp khi bơm căng để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ

    Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

    Hướng dẫn:

    Bánh xe đạp khi bơm căng nếu để ngoài trưa nắng, nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra \Rightarrow dễ bị nổ.

  • Câu 8: Vận dụng
    Giải thích lí do khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt

    Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì:

    Hướng dẫn:

    Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi \Rightarrow Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép có nở tuy nhiên không bị nứt vì bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Trường hợp không làm thay đổi nhiệt năng

    Trường hợp nào dưới đây không làm thay đổi nhiệt năng?

    Hướng dẫn:

    Trường hợp nào dưới đây không làm thay đổi nhiệt năng: khi tiếp tục đun nước đang sôi, nhiệt độ của nước không tăng.

    Giải thích: Nhiệt năng của nước không thay đổi vì nhiệt độ của nước không đổi. Nhiệt lượng do bếp cung cấp lúc này được dùng chủ yếu để biến động năng của các phân tử nước ở gần bề mặt làm chúng có động năng lớn thoát ra khỏi mặt thoáng của nước và bay hơi lên.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Sự truyền nhiệt trong tủ lạnh

    Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng

    Hướng dẫn:

    Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng đối lưu.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém

    Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng?

    Hướng dẫn:

    Chất rắn dẫn nhiệt tốt nhất, sau đó đến chất lỏng và chất khí.

    Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

    ⇒ Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn đúng là: Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Nước hồ ao, sông ngòi nóng lên dưới ánh nắng mặt trời

    Dưới ánh nắng Mặt Trời nước hồ ao, sông ngòi,... được làm nóng lên nhờ hình thức truyền nhiệt chủ yếu là

    Hướng dẫn:

    Dưới ánh nắng Mặt Trời nước hồ ao, sông ngòi,... được làm nóng lên nhờ hình thức truyền nhiệt chủ yếu là bức xạ nhiệt.

  • Câu 13: Vận dụng
    Áp dụng tính chất của vật rắn vào tra cán liềm

    Khi tra lưỡi liềm vào cán gỗ người ta thường nung đỏ phần lưỡi sắt sau đó tra liềm vào và dung nước tưới lên chỗ nối. Hỏi người ta đã lợi dụng tính chất nào của vật rắn?

    Hướng dẫn:

    Người thợ nung nóng để vòng đai to ta, gắn vào cán gỗ, sau khi dính lại, thì nó co lại và bị dính chặt vào cán gỗ.

    \Rightarrow Áp dụng tính chất dãn nở vì nhiệt của chất rắn.

  • Câu 14: Nhận biết
    Sự dẫn nhiệt xảy ra giữa hai vật rắn

    Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi

    Hướng dẫn:

    Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.

  • Câu 15: Nhận biết
    Khái niệm nhiệt lượng

    Nhiệt lượng là

    Hướng dẫn:

    Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (27%):
    2/3
  • Thông hiểu (53%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo