Luyện tập Đòn bẩy CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Nhà phát minh quy tắc đòn bẩy

    Quy tắc đòn bẩy được phát minh ra bởi ai?

    Hướng dẫn:

    Archimedes là một nhà toán học, nhà vật lí, kĩ sư và nhà thiên văn học người Hy Lạp. Ông có nhiều phát minh nổi tiếng có ý nghĩa trong cuộc sống như quy tắc đòn bẩy, định luật về lực tác dụng lên một vật nằm trong lòng chất lỏng hay chất khí (định luật Archimedes),...

  • Câu 2: Thông hiểu
    Các loại đòn bẩy

    Ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy) là:

    Hướng dẫn:
    • Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa: Xà beng, cái kéo.
    • Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia: Xe đẩy hàng.
    •  Đòn bảy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu: Cánh tay người.
  • Câu 3: Thông hiểu
    Vị trí của điểm tựa

    Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí

    Hướng dẫn:

    Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí gần vị trí đặt vật.

  • Câu 4: Nhận biết
    Dụng cụ không phải ứng dụng của đòn bẩy

    Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

    Cái cưa không phải là ứng dụng của đòn bẩy.

  • Câu 5: Nhận biết
    Hướng tác dụng của lực

    Với đòn bẩy có điểm tựa ở giữa khi đó hướng tác dụng của lực:

    Hướng dẫn:

    Với đòn bẩy có điểm tựa ở giữa khi đó hướng tác dụng của lực ngược hướng với chiều nâng vật.

  • Câu 6: Nhận biết
    Các loại đòn bẩy

    Dựa trên vị trí của vật, vị trí tác dụng lực, điểm tựa, người ta phân loại các đòn bẩy thành mấy loại?

    Hướng dẫn:

    Dựa trên vị trí của vật, vị trí tác dụng lực, điểm tựa, người ta phân loại các đòn bẩy thành ba loại:

    • Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.
    • Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.
    • Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu.
  • Câu 7: Nhận biết
    Vật là ứng dụng của đòn bẩy

    Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

    Cây bấm giấy là ứng dụng của đòn bẩy.

  • Câu 8: Nhận biết
    Dụng cụ không phải ứng dụng của đòn bẩy

    Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

    Dụng cụ mắc ở đầu cột cờ dùng để kéo cờ lên và hạ cờ xuống thường là một cái ròng rọc nên nó không dùng đòn bẩy.

  • Câu 9: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Muốn đẩy một tảng đá lớn từ mặt đường xuống hố đất lớn nằm ở bên cạnh, ta thường sử dụng:

    Hướng dẫn:

     Muốn đẩy một tảng đá lớn từ mặt đường xuống hố đất lớn nằm ở bên cạnh, ta thường sử dụng đòn bẩy.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tác dụng của đòn bẩy

    Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

    Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật

  • Câu 11: Thông hiểu
    Dụng cụ là đòn bẩy

    Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

    Mỗi đòn bẩy đều phải có điểm tựa và điểm tác dụng

    \Rightarrow Mái chèo là đòn bẩy

  • Câu 12: Thông hiểu
    Trường hợp đòn bẩy được lợi về lực

    Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Điểm tác dụng lực càng xa điểm tựa O thì lực tác dụng càng nhỏ.

    \Rightarrow Để dùng đòn bẩy được lợi thì OO2 > OO1.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (58%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 12 lượt xem
Sắp xếp theo