Đề kiểm tra 45 phút KHTN 8 Chủ đề 6: Nhiệt

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

    Tìm phát biểu đúng:

    Hướng dẫn:

    Phát biểu đúng: Tác động lên hệ một công có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.

  • Câu 2: Vận dụng
    Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng

    Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao?

    Hướng dẫn:

    Vì răng được cấu tạo bởi men răng và ngà răng, khi ăn thức ăn nóng quá lớp men ở ngoài bị nóng trước dãn nở \Rightarrow men răng dễ bị dạn nứt.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Trường hợp làm biến đổi nội năng không do sự truyền nhiệt

    Trường hợp làm biến đổi nội năng không do sự truyền nhiệt là

    Hướng dẫn:

    Cọ xát hai vật vào nhau là thay đổi nội năng bằng thực hiện công chứ không phải bằng cách truyền nhiệt.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chọn câu trả lời đúng

    Một bình thuỷ tinh chứa một khối lượng nước ở nhiệt độ t1. Một thỏi đồng được nung nóng tới nhiệt độ t2 > t1. Thỏi đồng sau đó được thả vào bình nước. Coi rằng bình cách nhiệt với môi trường bên ngoài. Đợi cho đến khi nhiệt độ của bình, nước và thỏi đồng bằng nhau và bằng t3. Chọn câu trả lời đúng.

    Hướng dẫn:

    Trong trường hợp trên: nhiệt lượng từ thanh đồng truyền cho nước.

    Khi đó, ta có nhiệt độ của nước tăng lên của đồng giảm đi \Rightarrow t2 > t3 > t1

  • Câu 5: Vận dụng
    Sắp xếp các chất theo thứ tự nở từ ít đến nhiều

    Có hai băng kép loại nhôm - đồng; đồng - thép. Khi được đun nóng, băng thứ nhất cong về phía thanh đồng, băng thứ hai cong về phía thanh thép. Hỏi cách sắp xếp các chất theo thứ tự nở từ ít đến nhiều nào dưới đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Băng kép được cấu tạo từ hai thanh kim loại khác loại được ghép lại với nhau. Do các chất rắn khác nhau co giãn vì nhiệt khác nhau nên khi nhiệt độ tăng lên băng kép sẽ cong về phía thanh nào nở ít hơn.

    Vì băng kép nhôm – đồng cong về phía thanh đồng nên thanh đồng nở ít hơn thanh nhôm; băng kép đồng – thép cong về phía thanh thép nên thanh thép nở ít hơn thanh đồng. Vậy thứ tự nở từ ít đến nhiều là: thép – đồng – nhôm.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tại sao các tấm lợp tôn có hình dạng lượn sóng

    Các tấm lợp tôn mái nhà thường có dạng lượn sóng là:

    Hướng dẫn:

    Các tấm lợp tôn mái nhà thường có dạng lượn sóng là để khi co giãn vì nhiệt mái không bị hỏng.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Các dạng năng lượng của con cá đang bơi dưới biển

    Một con cá đang bơi dưới biển, có những dạng năng lượng nào mà em đã học?

    Hướng dẫn:

    Một con cá đang bơi dưới biển có các dạng năng lượng sau:

    - Thế năng vì có độ sâu so với mặt đất.

    - Động năng vì đang bơi.

    - Nhiệt năng vì các phân tử nguyên tử cấu tạo luôn chuyển động hỗn độn không ngừng \Rightarrow có nhiệt năng.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến bếp lò

    Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?

    Hướng dẫn:

    Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng sự bức xạ nhiệt.

  • Câu 9: Nhận biết
    Chọn phương án đúng

    Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

    Hướng dẫn:

    Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Hiện tượng xảy ra khi hơ nóng chiếc vòng trên ngọn lửa đèn cồn

    Hơ nóng chiếc vòng kim loại trên ngọn lửa đèn cồn. Sau một thời gian hiện tượng gì xảy ra?

    Hướng dẫn:

    Hơ nóng chiếc vòng kim loại trên ngọn lửa đèn cồn. Sau một thời gian thể tích của chiếc vòng tăng (khối lượng của vòng không thay đổi).

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tìm nhận định đúng khi làm giảm nhiệt độ của nước từ 100oC xuống 10oC

    Nhận định nào trên đây đúng? Khi làm một lượng nước từ 100oC giảm xuống 10oC khi đó:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    - Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

    - m = DV

    Khối lượng chất lỏng không thay đổi \Rightarrow Khi làm một lượng nước từ 100oC giảm xuống 10oC khi đó:

    - Khối lượng của lượng nước đó không đổi

    - Thể tích của lượng nước đó giảm đi (do nhiệt độ giảm) \Rightarrow khối lượng riêng tăng lên.

  • Câu 12: Nhận biết
    Tìm nhận xét đúng

    Nhận xét nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.

  • Câu 13: Nhận biết
    Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra

    Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra

    Hướng dẫn:

    Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra với tất cả mọi vật.

  • Câu 14: Nhận biết
    Nguyên nhân chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở

    Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?

    Hướng dẫn:

    Chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ giãn nở.

  • Câu 15: Nhận biết
    Dẫn nhiệt là hình thức

    Dẫn nhiệt là hình thức:

    Hướng dẫn:

    Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Nội năng của một vật phụ thuộc vào

    Nội năng của một vật phụ thuộc vào:

    Hướng dẫn:

    Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

  • Câu 17: Nhận biết
    Nhận biết sự thay đổi nhiệt năng của một vật rắn

    Người ta có thể nhận ra sự thay đổi nhiệt năng của một vật rắn dựa vào sự thay đổi

    Hướng dẫn:

    Người ta có thể nhận ra sự thay đổi nhiệt năng của một vật rắn dựa vào sự thay đổi nhiệt độ của vật.

  • Câu 18: Vận dụng
    Xác định lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn

    Chọn câu trả lời đúng. Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước.

    Hướng dẫn:

    Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, lượng rượu trào ra khỏi bình nhiều hơn lượng nước vì rượu nở nhiều vì nhiệt hơn nước. 

  • Câu 19: Nhận biết
    Sự truyền năng lượng nhiệt của một ngọn lửa của cây nến đang cháy

    Một ngọn lửa của cây nến đang cháy, năng lượng nhiệt được truyền

    Hướng dẫn:

    Nhiệt do ngọn nến tỏa ra được truyền đều theo mọi hướng.

  • Câu 20: Vận dụng
    Vì sao áo bông giữ ấm được cơ thể vào mùa đông

    Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?

    Hướng dẫn:

    Mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể vì bông xốp nên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.

  • Câu 21: Vận dụng
    Tính nhiệt năng của chiếc thìa nhôm ở 50oC

    Một chiếc thìa nhôm để ở 30oC nhiệt năng của nó là 30 J. Sau đó tăng nhiệt độ lên 50oC nó thu được thêm một nhiệt lượng là 50 J. Nhiệt năng của chiếc thìa nhôm ở 50oC là:

    Hướng dẫn:

    Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

    \Rightarrow Nhiệt năng của chiếc thìa nhôm ở 50oC là: 30 + 50 = 80J

  • Câu 22: Nhận biết
    Năng lượng nhiệt của một vật

    Năng lượng nhiệt của một vật là

    Hướng dẫn:

    Tổng động năng của các phân tử tạo nên vật được gọi là năng lượng nhiệt của vật.

  • Câu 23: Nhận biết
    Chọn câu sai

    Chọn câu sai:

    Hướng dẫn:

    Khả năng dẫn nhiệt của các chất rắn là khác nhau.

  • Câu 24: Vận dụng
    Tính nhiệt lượng mà vật nhận được

    Một vật có năng lượng nhiệt 150 J, sau khi nung nóng năng lượng nhiệt của nó là 750 J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

    ⇒ Nhiệt lượng mà vật nhận được trong trường hợp trên bằng 750 − 150 = 600 J.

  • Câu 25: Nhận biết
    Tìm phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí tăng.

  • Câu 26: Thông hiểu
    Nguyên nhân trong chất rắn không xảy ra đối lưu

    Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?

    Hướng dẫn:

    Ta có: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

    Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

  • Câu 27: Nhận biết
    Chọn nhận xét sai

    Chọn nhận xét sai:

    Hướng dẫn:

    Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

  • Câu 28: Vận dụng
    Cách giữ nước đá lâu chảy

    Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì

    Hướng dẫn:

    Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém.

  • Câu 29: Vận dụng
    Tách rời hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại

    Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Cho nước lạnh vào cốc nằm bên trên để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc bên dưới vào nước nóng để cốc này nở ra \Rightarrow Có thể tách hai cốc một cách dễ dàng.

  • Câu 30: Thông hiểu
    Kết luận đúng về nhiệt lượng

    Kết luận nào sau đây về nhiệt lượng là đúng?

    Hướng dẫn:

    Nhiệt lượng là phần năng lượng nhiệt mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt, không phải đại lượng đặc trưng cho vật nên không phụ thuộc vào nhiệt độ, khối lượng cũng như vận tốc chuyển động nhiệt.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (37%):
    2/3
  • Thông hiểu (37%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 10 lượt xem
Sắp xếp theo