Áp suất

I. Khái niệm áp lực, áp suất

1. Áp lực

  • Lực là tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác.
  • Lực không chỉ khác nhau về độ lớn, mà còn khác nhau về hướng tác dụng.
a) Lực đàn hồi b) Lực ép của quả táo lên bàn tay c) Lực ép của bàn tay

  Hình 1: Các lực tác dụng

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép.

2. Áp suất

Để xác định tác dụng của áp lực lên bề mặt bị ép, người ta đưa ra khái niệm áp suất.

Áp suất p được tính bằng độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép.

 \mathrm p=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}

Trong đó, F là độ lớn của áp lực tác dụng lên bề mặt bị ép có diện tích S.

Kết luận:

  • Cùng một áp lực, áp suất tác dụng lên vật có thể tăng (hoặc giảm) tùy thuộc vào diện tích bề mặt giảm (hoặc tăng).
  • Cùng một diện tích bề mặt bị ép, áp suất tỉ lệ thuận đối với độ lớn của áp lực tác dụng lên vật.

II. Đơn vị áp suất

Từ công thức \mathrm p=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}, nếu đơn vị của F là niutơn (N), S la mét vuông (m2) thì đơn vị của áp suất là niutơn trên mét vuông (N/m2)

Trong thực tế, còn có các đơn vị áp suất khác:

  • 1 Pa (paxcan) = 1 N/m2
  • 1 mmHg = 133,3 Pa
  • 1 Bar = 100 000 Pa

III. Công dụng của việc tăng, giảm áp suất

  • Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp các tình huống cần phải tăng hoặc giảm áp suất để đáp ứng yêu cầu của công việc hoặc mục đích sử dụng.

Ví dụ:

a) Kim tiêm b) Dao cắt rau củ c) Giày đinh
d) Xe ủi đất e) Dây đeo quai cặp g) ván trượt

Hình 3: Một số tình huống cần tăng, giảm áp suất

  • Ta có thể thay đổi áp suất tác dụng lên vật bằng cách thay đổi độ lớn của áp lực hoặc diện tích bề mặt bị ép. 
Câu trắc nghiệm mã số: 39052,39050,38664
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo