Thực hiện tình huống giả định khi người khác bị gãy xương cẳng tay
Dụng cụ: băng y tế, mỗi cuộn dài 2 m; nẹp gỗ dài khoảng 40 cm, dày khoảng 0,5 – 1 cm; vải sạch, kích thước 20 × 40 cm; gạc y tế.
Tiến hành: Học sinh thực hiện các bước sơ cứu, băng bó trên mô hình hoặc làm mẫu.
Hình 1: Sơ cứu cho người gãy cẳng tay
Hình 2: Băng bó cẳng tay
Hình 3: Cố định cẳng tay sau băng bó
1. Xác định mục tiêu, hình thức thực hiện và sản phẩm dự kiến
a) Mục tiêu: Xác định được số lượng, tỉ lệ người mắc các bệnh về hệ vận độngtrong trường học hoặc khu dân cư; tỉ lệ nam/nữ, tuổi mắc bệnh, thói quen sinh hoạt và vận động, biểu hiện, triệu chứng bệnh; …
b) Hình thức thực hiện: phỏng vấn, lập bảng hỏi (bằng giấy in hoặc trực tuyến, …), quay phim, ghi âm, …
c) Sản phẩm dự kiến: bảng thống kê, bài trình chiếu PowerPoint, infographic, poster, hình ảnh, phim tư liệu hoặc bảng mô tả về số lượng, tỉ lệ người mắc bệnh về hệ vận động; tỉ lệ nam/nữ; tuổi mắc bệnh; thói quen sinh hoạt/vận động; biểu hiện, triệu chứng bệnh; …
2. Lập kế hoạch
1. Thu thập thông tin qua nhiều kênh như
2. Xử lí thông tin
Phân tích số liệu; trình bày kết quả dưới dạng biểu đồ, đồ thị, …
3. Thảo luận, trao đổi với giáo viên và bạn cùng nhóm
Thường xuyên thảo luận, trao đổi, đánh giá, nhận xét về việc chia sẻ dữ liệu để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và đúng mục đích điều tra.