Quá trình biến đổi chất này thành chất khác được gọi là phản ứng hoá học. Chất tham gia phản ứng gọi là chất đầu, chất mới tạo thành gọi là sản phẩm.
Ví dụ: Hỗn hợp sắt (iron) và lưu huỳnh (sulfur) đã phản ứng với nhau khi đun nóng để tạo thành hợp chất iron(II) sulfide (FeS).
Hình 1: Thí nghiệm giữa sắt và lưu huỳnh
Trong đó chất đầu là sắt và lưu huỳnh; sản phẩm là iron(II) sulfide.
Hình 2: Sơ đồ minh họa phản ứng hóa học giữa hydrogen
và oxygen tạo thành nước
Trong phản ứng hoá học, có sự phá vỡ liên kết cũ và hình thành liên kết mới. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.
a) Củi cháy tỏa nhiệt. | b) Phản ứng phân hủy đường tạo thành than và hơi nước. |
c) Sắt tác dụng với dung dịch hydrochloric acid tạo bọt khí. | d) Chất kết tủa tạo thành sau phản ứng. |
Hình 3: Một số dấu hiệu của phản ứng hóa học xảy ra
Một số dấu hiệu có thể nhận biết phản ứng hoá học xảy ra: xuất hiện chất khí, chất kết tủa; thay đổi màu sắc, mùi; phát sáng, giải phóng hoặc hấp thụ nhiệt năng, …
Trong một phản ứng hoá học, luôn có sự thay đổi năng lượng. Năng lượng có thể toả ra hoặc nhận vào, thường dưới dạng nhiệt. Vì vậy, ta có thể chia phản ứng thành hai nhóm: phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt.
Phản ứng tỏa nhiệt là những phản ứng hóa học kèm theo sự giải phóng năng lượng từ môi trường.
Những phản ứng toả nhiệt có thể được viết tổng quát như sau:
Chất phản ứng → Sản phẩm + năng lượng
Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học nhận năng lượng từ môi trường.
Những phản ứng thu nhiệt có thể được viết tổng quát như sau:
Chất phản ứng + năng lượng → Sản phẩm
a) | b) |
Hình 4: Dùng than làm nhiên liệu nướng chín thực phẩm a); |