Hệ sinh thái và sinh quyển

I. Hệ sinh thái và cấu trúc của hệ sinh thái

1. Khái niệm hệ sinh thái

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã, trong đó, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái
Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái

Trong quần xã, các loài sinh vật được chia thành: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

  • Sinh vật sản xuất: là những loài sinh vật tự dưỡng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ

Ví dụ: thực vật, tảo và một số vi sinh vật tự dưỡng…

  • Sinh vật tiêu thụ: là những loài sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ, chúng lấy chất hữu cơ từ các loài sinh vật khác. (Gồm các loài động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và động vật ăn tạp…)

Ví dụ: Sói, cáo, đại bàng, ....

  • Sinh vật phân giải: là những loài sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ có sẵn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ví dụ: Vi khuẩn dị dưỡng, nấm, ...

II. Các kiểu hệ sinh thái

Hệ sinh thái trên cạn

Gồm các hệ sinh thái rừng, sa mạc, hoang mạc và đồng cỏ

Rừng nhiệt đới
Rừng nhiệt đới
Hoang mạc
Hoang mạc

Hệ sinh thái dưới nước:

+ Hệ sinh thái nước mặn gồm có các hệ sinh thái vùng ven bờ (các rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, ...) và hệ sinh thái vùng biển khơi.

Rạn san hô
Rạn san hô
Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn

+ Hệ sinh thái nước ngọt được chia thành hệ sinh thái nước chảy (sông, suối) và hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ, ...).

Hệ sinh thái nước chảy
Hệ sinh thái nước chảy
Hệ sinh thái nước đứng
Hệ sinh thái nước đứng

Ngoài hệ sinh thái tự nhiên, con người cũng chủ động tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo.

Ví dụ: Đồng ruộng, khu đô thị, thành phố, ruộng bậc thang, ...

Thành phố
Thành phố
Ruộng bậc thang
Ruộng bậc thang

III. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái

1. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

Chuỗi thức ăn gồm các loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi.

Ví dụ:

  • Chuỗi thức ăn trên cạn
Chuỗi thức ăn trên cạn
Chuỗi thức ăn trên cạn
  • Chuỗi thức ăn dưới nước
Chuỗi thức ăn dưới nước
Chuỗi thức ăn dưới nước

Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

Ví dụ: 

2. Tháp sinh thái

Có ba dạng tháp sinh thái: tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng:

Tháp số lượng: được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.

Tháp năng lượng: được xây dựng dựa trên mức năng lượng được tích luỹ ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Tháp số lượng
Tháp số lượng

3. Vòng tuần hoàn các chất trong hệ sinh thái

Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái được thể hiện qua vòng tuần hoàn các chất. Trong đó, vật chất và năng lượng được truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.

Sơ đồ tổng quát vòng tuàn hoàn các chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái

Câu trắc nghiệm mã số: 39759,39758,39750,39749,39747,39745

IV. Tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ sinh thái

Hệ sinh thái Vai trò Biện pháp bảo vệ
Hệ sinh thái rừng Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái, chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, bảo vệ nguồn nước, cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, ... Xây dựng và ban hành các chính sách quản lí và bảo vệ rừng; xây dựng kế hoạch trồng và khai thác rừng một cách hợp lí; xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia; phòng cháy rừng; tăng cường công tác giáo dục; tuyên truyền bảo vệ rừng.
Hệ sinh thái biển và ven biển Các loài sinh vậy biển cung cấp nguồn thức ăn cho con người, điều hòa nhiệt độ môi trường, thu hút khách du lịch, ... Có kế hoạch khai thác các loài sinh vật biển ở mức độ hợp lí; bảo vệ và nhân nuôi các giống sinh vật biển quý hiếm phòng chống ô nhiễm môi trường biển, ...
Hệ sinh thái nông nghiệp Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, xuất khẩu, ... Bảo vệ môi trường canh tác nông nghiệp, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, cải tạo đất trồng (chống mặn, khô hạn, xói mòn), ao nuôi, ...

V. Sinh quyển

Sinh quyển là một phần của lớp vỏ Trái Đất bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.

Sinh quyển
Sinh quyển

Khu sinh học là hệ sinh thái lớn đặc trưng cho khí hậu và đất đâi của một vùng địa lí xác định.

Các khu sinh học chủ yếu trên Trái Đất gồm:

+ Các khu sinh học trên cạn

Các khu sinh học trên cạn
Các khu sinh học trên cạn

+ Các khu sinh học dưới nước:

  • Các khu sinh học nước ngọt gồm hai nhóm chính là hệ sinh thái nước chảy và hệ sinh thái nước đứng.
  • Các khu sinh học nước mặn gồm hệ sinh thái ven bờ và các khu sinh học biển.
Các khu sinh học biển
Các khu sinh học biển
Câu trắc nghiệm mã số: 39739,39711,39710,39709,39708,39707,39423,39420

 

  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo