Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, quần xã và hệ sinh thái, đảm bảo sinh vật có khả năng thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
Ví dụ: Ứng dụng hiện tượng cân bằng tự nhiên trong nông nghiệp
Vào mùa vụ, sâu đục thân có nguồn thức ăn dồi dào dẫn đến chúng tăng nhanh về số lượng, gây thiệt hại lớn cho cây trồng. Người nông dân thả ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân, làm số lượng sâu đục thân giảm xuống, nhờ đó, hạn chế mức độ gây hại cho cây trồng.
2. Các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên
Do điều kiện môi trường bất lợi, dịch bệnh, ô nhiễm,…; tác động tiêu cực của con người; sinh vật không có hoặc ít khả năng thích nghi, cạnh tranh, lẩn trốn, tìm kiếm thức ăn, di cư;…
→ Làm suy giảm quá mức số lượng cá thể.
Do điều kiện môi trường thuận lợi, thức ăn dồi dào; tác động tích cực của con người; sinh vật có khả năng thích nghi, cạnh tranh, lẩn trốn, tìm kiếm thức ăn, di cư,…
→ Làm gia tăng quá mức số lượng cá thể.
Ví dụ: Vào cuối năm 2020, sự bùng phát của dịch châu chấu sa mạc ở các tỉnh phía bắc Việt Nam đã tàn phá hàng trăm nghìn ha cây nông nghiệp.
Nếu sự phát triển quá mức của loài châu chấu sa mạc này không được kiểm soát có thể gây nên các hậu quả như: Châu chấu tàn phá các loại cây trồng, cây lương thực dẫn đến phá hủy thảm thực vật. Khi thảm thực vật bị phá hủy, cân bằng sinh học trong hệ sinh thái sẽ bị phá hủy đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật khác, đồng thời, đe dọa an ninh lương thực và thiệt hại kinh tế nặng nề cho người nông dân.
Biện pháp |
Ý nghĩa |
Tiêu diệt các loài sinh vật ngoại lai xâm hại (dùng thuốc, dùng vi khuẩn kí sinh gây bệnh,…). |
Tránh tình trạng sinh vật ngoại lai phát triển mạnh về số lượng dẫn đến cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi ở với sinh vật bản địa. |
Điều tiết cấu trúc thành phần của hệ sinh thái (nồng độ oxygen, nhiệt độ,…), đảm bảo tính ổn định của môi trường. |
Đảm bảo môi trường sống ổn định, hạn chế sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên gây ảnh hưởng quá mức đến số lượng cá thể sinh vật. |
Trồng rừng, cải tạo đất bỏ hoang. |
Tạo và cải tạo môi trường sống cho các loài sinh vật. |
Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. |
Giảm thiểu tác động tiêu cực của con người tới môi trường sống của sinh vật. |
Khắc phục các hậu quả của thiên tai, hạn chế ô nhiễm môi trường. |
Giảm thiểu tác động tiêu cực của con người và tự nhiên tới môi trường sống của sinh vật. |