Hệ vận động ở người gồm bộ xương và hệ cơ, hoạt động phụ thuộc vào hệ thần kinh.
Bộ xương người được chia làm ba phần: xương đầu, xương thân và xương tứ chi (xương tay, xương chân). Các xương được nối với nhau nhờ các khớp xương.
Hình 1: Bộ xương người
Có ba loại khớp cơ bản:
Ví dụ:
a) Khớp bất động | b) Khớp bán động | c) Khớp động |
Hình 2: Các loại khớp cơ bản |
Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ (protein, lipid, …) và chất vô cơ (chủ yếu nhất là calcium). Chất vô cơ làm xương cứng chắc, chất hữu cơ giúp xương có tính mềm dẻo. Điều này giúp cơ thể thực hiện các hoạt động vận động phức tạp, nâng đỡ các vật, …
Ví dụ: Các vận động viên thực hiện các động tác nâng tạ, uốn dẻo, chống đẩy, …
Hình 3: Vận động viên cử tạ | Hình 4: Vận động viên uốn dẻo |
Tỉ lệ chất vô cơ và hữu cơ của xương ở người phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, độ tuổi, bệnh lí, … Ở trẻ em, xương ít chất vô cơ, nhiều chất hữu cơ nên mềm dẻo. Khi về già, tỉ lệ chất vô cơ tăng dần lên nên xương giòn, dễ gãy.
Cơ bám vào xương, khi cơ co làm xương cử động, vì vậy thường được gọi là cơ xương. Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp xương, phần giữa phình to là bụng cơ. Cơ có chức năng tạo ra sự chuyển động cho cơ thể và các cơ quan bên trong cơ thể.
Hình 5: Cấu tạo bắp cơ
Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn phối hợp với sự hoạt động của các khớp xương làm xương chuyển động cho cơ thể. Sự phối hợp hoạt động này như hoạt động của một đòn bẩy.
Hình 6: Sự phối hợp hoạt động của cơ, xương, khớp
Các cơ quan trong hệ vận động hoạt động phối hợp, chặt chẽ với nhau. Hệ thống này giúp cơ thể người có hình dạng ổn định; nâng đỡ cơ thể, duy trì tư thế; di chuyển và vận động.
Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động thường gặp như: vẹo cột sống, loãng xương, viêm khớp, gai cột sống, thoái hoá cột sống, …
a) Vẹo cột sống: là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên. Nguyên nhân có thể là do ngồi không đúng tư thế, bàn ghế không phù hợp với chiều cao người học, đeo cặp sách hoặc mang vác vật nặng thường xuyên, …
b) Bệnh loãng xương: là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa. Nguyên nhân do quá trình lão hoá tự nhiên hoặc do chế độ ăn thiếu calcium. Loãng xương làm cho xương giòn, dễ gãy.
Bình thường | Vẹo cột sống | Bình thường | Loãng xương | |
Hình 7: Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động |
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, đúng cách giúp hệ cơ, xương phát triển cân đối. Bên cạnh đó, việc tập luyện thể dục, thể thao còn có tác dụng kích thích sự phát triển của xương và phòng tránh các bệnh, tật liên quan hệ vận động.
Hình 7: Một số phương pháp luyện tập thể dục, thể thao |