Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Đề 4

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Diện tích mặt bị ép

    Một áp lực 400 N gây ra áp suất 2000 N/m2 lên diện tích bị ép. Diện tích mặt bị ép là

    Hướng dẫn:

     Diện tích mặt bị ép

    \mathrm S=\frac{\mathrm F}{\mathrm p}=\frac{400}{2000}=0,2\mathrm m^2=2000\mathrm{cm}^2

  • Câu 2: Vận dụng cao
    Tính nồng độ mol của dung dịch mới thu được

    Có 2 dung dịch: dung dịch A là NaOH 8 M và dung dịch B là NaOH 1 M. Nồng độ mol của dung dịch mới khi trộn 4 lít dung dịch A với 2 lít dung dịch B là

    Hướng dẫn:

    Số mol NaOH ở dung dịch A là: n1 = 8.4 = 32 mol

    Số mol NaOH ở dung dịch B là: n2 = 1.2 = 2 mol

    Tổng số mol NaOH mới là: n = n1 + n2 = 32 + 2 = 34 mol

    Tổng thể tích NaOH mới là: V = V1 + V2 = 4 + 2 = 6 lít

    Vậy nồng độ mol sau khi trộn là: 

    {\mathrm C}_{\mathrm M}=\frac{\mathrm n}{\mathrm V}=\frac{34}6=5,67\;\mathrm M

  • Câu 3: Nhận biết
    Moment lực đối với một trục quay hoặc một điểm

    Moment lực đối với một trục quay hoặc một điểm là

    Hướng dẫn:

    Moment lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực lên vật quanh một điểm hoặc một trục.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính áp suất do muỗi tác dụng lên da người

    Khi muỗi chích người, vòi hút của muỗi tác dụng lên da người một áp lực khoảng F = 10-6 N, diện tích ở đầu vòi hút của muỗi khoảng 10-15 m2. Em hãy tính áp suất do muỗi tác dụng lên da người khi đó.

    Hướng dẫn:

    Áp suất do muỗi tác dụng lên da người khi đó là: 

    \mathrm p=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}=\frac{10^{-6}}{10^{-15}}=10^9\;(\mathrm N/\mathrm m^2)=10^9\;(\mathrm{Pa})

    Vậy khi chích người, muỗi tác dụng lên da người một áp suất là 109 Pa.

  • Câu 5: Nhận biết
    Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng

    Nguyên nhân gây viêm họng là

    Hướng dẫn:

    Nguyên nhân gây viêm họng là: Do vi khuẩn, virus hoặc hóa chất, cảm lạnh, ô nhiễm không khí.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tính khối lượng của hỗn hợp

    Tính khối lượng (theo đơn vị gam) của hỗn hợp gồm 0,1 mol NaCl và 0,2 mol đường (C12H22O11).

    Hướng dẫn:

     Khối lượng của hỗn hợp là:

    mhh = mNaCl + mđường

           = 0,1.58,5 + 0,2.342 

           = 74,25 (g)

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính khối lượng oxygen tham gia phản ứng

    Đốt cháy hoàn toàn 9 gam nhôm trong oxygen thu được 10,2 gam oxide. Tính khối lượng oxygen đã tham gia phản ứng.

    Hướng dẫn:

    Sơ đồ phản ứng:

    Nhôm + oxygen → oxide

    Áp dụng dịnh luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mnhôm + moxygen = moxide

    ⇒ moxygen = 10,2 – 9  = 1,2 (g)

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính độ tan của muối

    Ở nhiệt độ 25oC, khi cho 13 gam muối X vào 24 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 7 gam muối không tan. Tính độ tan của muối X.

    Hướng dẫn:

    Độ tan của muối X được tính theo công thức:

    \mathrm S=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}}{{\mathrm m}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}}.100

    Trong đó:

    mnước = 20 gam

    mct = 13 – 7 = 6 gam.

    Vậy độ tan của muối X là:

     \mathrm S=\frac{6 }{24 } .100 =25\:  (\mathrm g/100 \mathrm g\: \mathrm {nước})

  • Câu 9: Thông hiểu
    Trường hợp chúng ta sử dụng đòn bẩy

    Trường hợp nào sau đây chúng ta sử dụng đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

    Trường hợp sử dụng đòn bẩy: Dùng kéo cắt một mảnh vải.

     

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính khối lượng của người

    Một người đứng bàng hai tấm ván mỏng đặt trên sàn nhà và tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,6.104 N/m2. Diện tích của một tấm ván tiếp xúc với mặt sàn là 2 dm2. Bỏ qua khối lượng của tấm ván, tính khối lượng của người đó?

    Hướng dẫn:

    Đổi 2 dm2 = 0,02 m2

    Trọng lượng của người đó:

    P = F = p.s = 2.1,6.104.0,02 = 640 N

    Khối lượng của người đó:

    \mathrm m=\frac{\mathrm P}{10}=\frac{640}{10}=64\;\mathrm{kg}

  • Câu 11: Vận dụng
    Xác định tỉ khối của hỗn hợp khí so với khí helium

    Tỉ khối của hỗn hợp X chứa 4,985 lít khí H2 và 7,437 lít khí N2 (đều đo ở đkc) đối với khí helium là:

    Hướng dẫn:

     Số mol khí H2 là: 

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac{\mathrm V}{22,4}=\frac{4,985}{24,79}=0,2\;(\mathrm{mol})

    Số mol khí N2 là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm N}_2}=\frac{\mathrm V}{24,79}=\frac{7,437}{24,79}=0,3\;(\mathrm{mol})

    Khối lượng trung bình của hỗn hợp là:

    {\overline{\mathrm M}}_{\mathrm X}=\frac{2.0,2+28.0,3}{0,2+0,3}=17,6\;

    Khí He có M = 4 ⇒ Tỉ khối của X so với He là:

    {\mathrm d}_{\mathrm X/\mathrm{He}}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm X}}{{\mathrm M}_{\mathrm{He}}}=\frac{17,6}4=4,4

  • Câu 12: Thông hiểu
    Chức năng của các enzyme

    Các enzyme là chất xúc tác, có chức năng

    Hướng dẫn:

    Các enzyme là chất xúc tác, có chức năng giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

  • Câu 13: Nhận biết
    Chức năng của hồng cầu

    Chức năng của hồng cầu là gì?

    Hướng dẫn:

    Chức năng của hồng cầu là: Vận chuyển khí oxygen và carbon dioxide đến các mô, tế bào trong cơ thể.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Kháng nguyên

    Kháng nguyên có ở:

    Hướng dẫn:

     Kháng nguyên có ở trên bề mặt hồng cầu.

  • Câu 15: Nhận biết
    Phương và chiều của lực đẩy Archimedes

    Lực đẩy Archimedes có phương và chiều như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Lực đẩy Archimedes có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

  • Câu 16: Nhận biết
    Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ

    Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ khi không có môi trường acid.

    Nước muối có môi trường trung hòa ⇒ Không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Nọc độc của kiến khi bị kiến đốt

    Khi chúng ta bị kiến đốt thì nọc độc của kiến được xem là

    Hướng dẫn:

    Vì nọc độc của kiến là chất lạ so với cơ thể người \Rightarrow bạch cầu nhận diện và sinh ra các kháng thể tương ứng để bảo vệ cơ thể.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Sự biến đổi hóa học xảy ra

    Cho vài viên nước đá vào cốc thủy tinh. Sau 5 phút, thấy viên đá tan dần ra. Sự biến đổi xảy ra là

    Hướng dẫn:

    Sự biến đổi xảy ra là: Biến đổi vật lí, ở đây nước có hiện tượng nóng chảy.

  • Câu 19: Nhận biết
    Khớp khủy tay

    Khớp khuỷu tay thuộc loại

    Hướng dẫn:

    Khớp khuỷu tay thuộc loại khớp động.

  • Câu 20: Nhận biết
    Chức năng chính của phế quản

    Chức năng chính của phế quản là gì?

    Hướng dẫn:

    Phế quản chia thành hai nhánh đi vào phổi và phân nhánh đến các phế nang để máu lưu thông từ đường ống dẫn khí đến các phế nang và ngược lại.

  • Câu 21: Vận dụng
    Tính khối lượng nước cần để pha loãng lượng acid

    Pha loãng 19,6 gam acid H2SO4 vào nước thu được dung dịch sulfuric acid 10%. Tính khối lượng nước cần để pha loãng lượng acid trên?

    Hướng dẫn:

    Khối lượng của dung dịch acid thu được là:

    \mathrm C\%\;=\;\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}.100}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}\Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}.100}{\mathrm C\%}=\frac{19,6.100}{10}=196\;(\mathrm g)

    Khối lượng nước cần dùng để pha loãng là:

    mnước = mdd – mct = 196 – 19,6 = 176,4 (g)

  • Câu 22: Vận dụng
    Tính thể tích khí CO2

    Khi đốt than (thành phần chính là carbon), phương trình hóa học xảy ra như sau:

    C + O2 → CO2.

    Nếu đem đốt 3,6 gam carbon thì lượng khí carbon dioxide (CO2) sinh ra sau phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn là 

    Hướng dẫn:

    Số mol carbon là:

    nC = 3,6 : 12 = 0,3 mol

    Phương trình hóa học phản ứng

    C + O2 → CO2.

    1      1        1

    Theo phản ứng, tỉ lệ mol giữa các chất bằng nhau nên số mol các chất cũng bằng nhau: 

    nC = nCO2 = 0,3 mol

    Thể tích khí CO2 ở điều kiện chuẩn là:

    VCO2 = nCO2 × 24,79 = 7,437 lít.

  • Câu 23: Nhận biết
    Áp suất khí quyển khi chúng ta di chuyển lên ngọn núi cao

    Khi chúng ta di chuyển lên ngọn núi cao thì:

    Hướng dẫn:

    Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.

    ⇒ Khi chúng ta di chuyển lên ngọn núi cao áp suất khí quyển giảm.

  • Câu 24: Thông hiểu
    Nguyên nhân xương người già thường giòn và dễ gãy

    Vì sao xương người già thường giòn, dễ gãy?

    Hướng dẫn:

    Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất vô cơ làm xương cứng chắc, chất hữu cơ giúp xương có tính mềm dẻo.

    Khi về già, tỉ lệ chất vô cơ tăng dần lên nên xương giòn, dễ gãy.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Trường hợp không ứng dụng tác dụng làm quay của lực

    Tác dụng làm quay của lực không được ứng dụng trong các trường hợp nào dưới đây? 

    Hướng dẫn:

    Tác dụng làm quay của lực không được ứng dụng trong các trường hợp: Kéo một chiếc thuyền trên bãi cát.

    Vì: Kéo một chiếc thuyền trên bãi cát chỉ làm cho chiếc thuyền di chuyển theo đường thẳng, không có tác dụng làm vật quay nên không xuất hiện mômen lực.

  • Câu 26: Vận dụng
    Tính khối lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

    Một vật nặng 4 kg có khối lượng riêng bằng 2000 kg/m3. Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 800 kg/m3. Khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ bằng: 

    Hướng dẫn:

    Vật có thể tích bằng: 

    \mathrm V\;=\;\frac{\mathrm m}{{\mathrm D}_{\mathrm V}}=\;\frac4{2000}=\;2.10^{-3}\;(\mathrm m^3)

    Khối lượng riêng vật lớn hơn của chất lỏng nên nó hoàn toàn chìm.

    Khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ là:

    m = Dl.V = 800.2.10-3 = 1,6 kg

  • Câu 27: Nhận biết
    Chức năng của hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết

    Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết cùng phối hợp thực hiện chức năng

    Hướng dẫn:

    Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết cùng phối hợp thực hiện chức năng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

  • Câu 28: Nhận biết
    Vai trò của tuyến vị

    Tuyến vị có vai trò

    Hướng dẫn:

    Tuyến vị có vai trò tiết dịch vị giúp tiêu hóa protein.

  • Câu 29: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ.

  • Câu 30: Nhận biết
    Máu trong hệ mạch trao đổi khí O2 và các chất dinh dưỡng với tế bào

    Máu trong hệ mạch trao đổi khí O2 và các chất dinh dưỡng với tế bào ở:

    Hướng dẫn:

    Mao mạch là nơi thực hiện trao đổi chất (dinh dưỡng, chất thải,...), khí (O2, CO2) giữa máu và tế bào của cơ thể.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 11 lượt xem
Sắp xếp theo