Luyện tập Áp suất

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Lực do vật này tác dụng lên vật khác

    Nếu lực do vật này tác dụng lên vật khác có phương vuông góc với bề mặt bị ép thì gọi là:

    Hướng dẫn:

    Nếu lực do vật này tác dụng lên vật khác có phương vuông góc với bề mặt bị ép thì gọi là áp lực.

  • Câu 2: Nhận biết
    Đơn vị của áp suất

    Đơn vị nào sau đây không đúng với đơn vị áp suất.

    Hướng dẫn:

    Đơn vị J (Jun) không đúng với đơn vị áp suất.

  • Câu 3: Nhận biết
    Thay đổi áp suất tác dụng lên vật bằng cách

    Ta có thể thay đổi áp suất tác dụng lên vật bằng cách thay đổi độ lớn của:

    Hướng dẫn:

    Ta có thể thay đổi áp suất tác dụng lên vật bằng cách thay đổi độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tăng áp suất tác dụng lên một mặt tiếp xúc

    Để tăng áp suất tác dụng lên một mặt tiếp xúc, ta có thể:

    Hướng dẫn:

    Áp suất p được tính bằng độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép.

    p=\frac{F}{S}

    Để tăng áp suất tác dụng lên một mặt tiếp xúc, ta có thể giữ nguyên diện tích bề mặt, tăng áp lực.

  • Câu 5: Nhận biết
    Điền vào chỗ trống

    Điền vào chỗ chấm: "Cùng một diện tích bề mặt bị ép, áp suất ...  với độ lớn của áp lực tác dụng lên vật."

    Hướng dẫn:

    Cùng một diện tích bề mặt bị ép, áp suất tỉ lệ thuận với độ lớn của áp lực tác dụng lên vật.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Áp suất tác dụng lên mặt đất lớn nhất

    Cho các hình vẽ dưới đây, trường hợp nào áp suất tác dụng lên mặt đất lớn nhất.

    Hướng dẫn:

    Để áp suất tác dụng lên mặt đất lớn nhất thì cần áp lực lớn và diện tích bề mặt bị ép nhỏ

    Vậy Hình 4 áp suất tác dụng lên mặt đất lớn nhất.

  • Câu 7: Vận dụng
    Áp suất tác dụng lên 2 vật

    Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp 4 lần diện tích lực tác dụng lên vật B.

    Hướng dẫn:

    Ta có áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bề mặt.

    p=\frac{F}{S}

    Theo đề bài ta có SA = 4SB

    Ta có thể suy ra:

     \frac{p_{A} }{p_{B} } =\frac{S_{B}}{S_{A}} =\frac{1}{4} \Rightarrow p_{A}=\frac{1}{4}p_{B}

    Vậy áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật A.

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định trọng lượng

    Một người đứng trên mặt sàn, tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Biết diện tích của bàn chân người đó tiếp xúc với mặt sàn là 0,03 m2. Xác định trọng lượng của người đó là:

    Hướng dẫn:

     Theo công thức tính áp suất ta có:

    p=\frac{F}{S} \Rightarrow F= p.S=1,7.10^{4} .0,03=510N

  • Câu 9: Vận dụng
    Khối lượng của chiếc tủ lạnh

    Một chiếc tủ lạnh gây ra áp suất 1 400 Pa lên sàn nhà. Biết diện tích tiếp xúc của tủ và sàn nhà là 0,6m2. Hãy tính khối lượng của chiếc tủ lạnh đó:

    Hướng dẫn:

    Theo công thức tính áp suất, trọng lượng của chiếc tủ lạnh là:

    p=\frac{F}{S} \Rightarrow P =F=p.S =1400N.0,6=840N

    Khối lượng của chiếc tủ lạnh là:

    P = 10.m 

    \Rightarrow m=\frac{P}{10} =\frac{840}{10} =84 kg

  • Câu 10: Vận dụng cao
    Áp suất của các chân ghế đặt lên mặt đất

    Một bao gạo nặng 50 kg được đặt lên một cái ghế 6 kg, ghế có 4 chân. Diện tích tiếp xúc của mỗi chân với mặt đất là 4 cm2. Tính áp suất của các chân ghế đặt lên mặt đất?

    Hướng dẫn:

     4 cm2 = 0,004 m2.

    Khối lượng của cả bao gạo và ghế là:

    m = m gạo + m ghế = 50 + 6 = 56 kg

    Trọng lượng của cả bao gạo và ghế là (đây cũng chính là áp lực)

    P = 10.m = 10.56 = 560 N.

    Diện tích tiếp xúc với mặt đất của 4 chân ghế là:

    4.0,0004 = 0,0016 m2

    Áp suất của chân ghế tác dụng lên mặt đất là:

    p=\frac{F}{S} =\frac{560}{0,0016} =350000(N/m^{2} )

  • Câu 11: Vận dụng
    Xác định áp suất nhỏ nhất mà viên gạch

    Một viên gạch hình dạng hộp chữ nhật được đặt trên mặt bàn nằm ngang có kích thước các chiều dài, rộng, cao lần lượt là 20cm, 10 cm, 5 cm. Biết viên gạch nặng 1,2 kg. Xác định áp suất nhỏ nhất mà viên gạch tác dụng vào mặt bàn là:

    Hướng dẫn:

    Trọng lượng của viên gạch là:

    P = 10.m = 10.1,2 = 12 N.

    Áp suất của viên gạch tác dụng lên mặt bàn nhỏ nhất khi diện tích tiếp xúc lớn nhất.

    Diện tích tiếp xúc lớn nhất là:

    Smax = 20.10 = 200 cm2 = 0,02 m2

    Áp suất nhỏ nhất mà viên gạch tác dụng vào mặt bàn là:

    p_{min} =\frac{F}{S_{max} }= \frac{12}{0,02} =600(N/m^{2} )

  • Câu 12: Thông hiểu
    Chọn kết luận không đúng

    Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

    Hướng dẫn:

     Đơn vị của áp lực là Niutơn (N), còn đơn vị của  áp suất là niutơn trên mét vuông (N/m2)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Vận dụng cao (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo