Muối là hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).
Ví dụ: Na2SO4 là muối có thành phần sau:
Tên kim loại + hoá trị (kim loại nhiều hoá trị) + tên gốc acid
Ammonium + tên gốc acid
Ví dụ: một số muối và tên gọi tương ứng:
Tên muối | Công thức hóa học |
Potassium carbonate | K2CO3 |
Iron(III) sulfate | Fe2(SO4)3 |
Copper(II) chloride | CuCl2 |
Ammonium nitrate | NH4NO3 |
Sodium acetate | CH3COONa |
Calcium phosphate | Ca3(PO4)2 |
Tuỳ thuộc vào khả năng tan trong nước của muối, ta có: muối tan, muối không tan hoặc ít tan.
Một số muối tan được trong nước:
Hình 1: Hình minh họa hoà tan muối ăn (NaCl) vào nước
Một số muối không tan trong nước:
Các phương pháp điều chế muối từ:
Oxide acid + Base → Muối + H2O
Ví dụ: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O.
Oxide base + Acid → Muối + H2O
Ví dụ: FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Acid + Base → Muối + H2O
Ví dụ: HCl + NaOH → NaCl + H2O
M + (HCl, H2SO4 loãng, …) → Muối + H2↑
M là một số kim loại như Mg, Al, Zn, Fe, …
Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Ngoài ra, đa số kim loại tác dụng với phi kim thu được muối.
Ví dụ: Đốt dây sắt trong bình khí chlorine thu được muối FeCl3.
Hình 2: Đốt dây sắt trong bình khí chlorine
Một số tính chất hoá học của muối:
Muối KL(A) + KL(B) → Muối KL(B) + KL(A) (1)
Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Hình 3: Thí nghiệm sắt phản ứng với dung dịch copper(II) sulfate
Chú ý: Phản ứng trên xảy ra theo quy luật kim loại mạnh (không tan trong nước) đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
Muối + Base → Muối mới + Base mới (2)
Ví dụ: 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2NaCl.
Hình 4: Thí nghiệm cho dung dịch sodium hydroxide
tác dụng với dung dịch copper (II) sulfate
Muối + Acid → Muối mới + Acid mới (3)
Ví dụ: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O.
Hình 5: Thí nghiệm cho dung dịch hydrochloric acid
phản ứng với dung dịch sodium carbonate
Muối (A) + Muối (B) → Muối (C) + Muối (D) (4)
Ví dụ: AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
Chú ý: Điều kiện để có phản ứng (2), (3), (4) là sản phẩm phải có ít nhất một trong các chất sau: chất kết tủa, chất khí, nước.
Hình 6: Thí nghiệm cho dung dịch silver nitrate
phản ứng với dung dịch sodium chlorine
Các hợp chất acid, base, oxide, muối có quan hệ với nhau theo sơ đồ sau:
Hình 7: Sơ đồ mối quan hệ giữa acid, base, oxide, muối