Điều hòa môi trường trong của cơ thể

I. Khái niệm môi trường trong và cân bằng môi trường trong cơ thể

Môi trường trong của cơ thể là môi trường tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất, bao gồm máu, bạch huyết và nước mô.

Sơ đồ mối quan hệ giữa môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể
Sơ đồ mối quan hệ giữa môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể

Cân bằng môi trường trong của cơ thể là sự duy trì ổn định các điều kiện vật lí, hoá học môi trường trong của cơ thể thông qua các cơ chế điều hoà cân bằng khác nhau.

Môi trường trong của cơ thể có mối liện hệ mật thiết giữa các cơ quan và có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo cho cơ thể sinh vật luôn ổn định.

II. Vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể

Cân bằng môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Khi điều kiện vật lí, hóa học của môi trường bị biến đổi, làm mất cân bằng nội môi dẫn đến rối loạn hoạt động của các tế bào, các cơ quan gây bệnh, tật hoặc tử vong.

Ví dụ điều hòa các chất của môi trường trong cơ thể:

+ Điều hòa glucose:

Khi glucoso tăng → insulin được tiết ra để biển đổi glucose thành glucogenl;

Khi glucose giảm → glucagon được tiết ra để biến đổi glycosen dự trữ thành glucose.

+ Điều hòa áp suất thẩm thấu:

Khi muối trong máu giảm → tăng hấp thụ muối từ thận. 

Ngược lại khi cơ thể thừa muối → cơ thể sẽ uống nhiều nước → muối dư thừa sẽ được thải ra ngoài nước tiểu.

+ Điều hòa pH nội môi: pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, hoạt động của phổi và thận. Hệ đệm có khả năng làm thay đổi tính chất hóa học của các chất trong môi trường.

III. Tìm hiểu kết quả xét nghiệm nồng độ đường và uric acid trong máu

Chỉ số glucose trong máu cho biết nồng độ hoặc tỉ lệ đường glucose có trong 1 lít máu.

Ví dụ: Một người bị bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ bị bệnh tiểu đường khi chỉ số đo nồng độ đường trong máu lúc đói, chưa ăn uống gì (kể cả hút thuốc lá) lớn hơn hoặc bằng 6,5%; hoặc chỉ số đo tại thời điểm bất kì lớn hơn 11,1%.

Chỉ số uric acid cho biết nồng độ uric acid có trong 1 lít máu. Người ta thường dựa vào tỉ lệ đường glucose hoặc chỉ số uric acid trong máu để đánh giá mức độ mắc bệnh của một người.

Ví dụ:

Một người được chẩn đoán mắc bệnh Gout khi nồng độ uric acid trong máu trên 428 µmol/L ở nam và trên 357 µmol/L ở nữ.

Câu trắc nghiệm mã số: 44569,37605,37572,37603,36751
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo