Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Đề 6

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
45:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính số gam nước

    Tính số gam nước cần pha 200 gam dung dịch sodium chloride 10%.

    Hướng dẫn:

    Khối lượng NaCl cần dùng để pha chế là:

    m_{NaCl} =\frac{200.10}{100} =20 gam

    Khối lượng nước cần dùng để pha chế là:

    mnước = mdung dịch - mchất tan = 200 – 20 = 180 (gam).

  • Câu 2: Nhận biết
    Chức năng của bạch cầu

    Chức năng của bạch cầu là:

    Hướng dẫn:

    Chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể; tham gia vào các phản ứng của hệ miễn dịch, nhận biết và vô hiệu hóa những “kẻ tấn công” cơ thể như vi khuẩn, virus, …

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính hiệu suất của quá trình nung vôi

    Một cơ sở sản xuất vôi tiến hành nung 4 tấn đá vôi (CaCO3) thì thu được 1,68 tấn vôi sống (CaO) và một lượng khí CO2. Tính hiệu suất của quá trình nung vôi.

    Hướng dẫn:

     Phương trình phản ứng nung vôi:

         CaCO3 \overset{t^{\circ} }{ightarrow} CaO + CO2

    m: 100             56

    m:  4                x

    Khối lượng vôi sống theo lí thuyết thu được là:

    \mathrm m=\frac{56.4}{100}=2,24\;(\mathrm{tấn})

    Vậy hiệu suất của quá trình nung vôi là:

    \mathrm H=\frac{1,68}{2,24}.100=\;75\%

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính áp suất của học sinh tác dụng lên mặt đất

    Một học sinh có trọng lượng 450 N đeo một ba lô có trọng lượng 30N. Diện tích mỗi chân tiếp xúc với đất là 0,015 m2. Tính áp suất của học sinh này tác dụng lên mặt đất khi đứng co một chân.

    Hướng dẫn:

    Áp lực của người và ba lô tác dụng lên mặt đất là:

    F = P = P1 + P2 = 450 + 30 = 480 (N)

    Áp suất học sinh tác dụng lên mặt đất khi đứng co một chân là:

    \mathrm p=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}=\frac{480}{0,015}=32000\;(\mathrm{Pa})

    Vậy áp suất học sinh này tác dụng lên mặt đất khi đứng co một chân là 32000 Pa.

  • Câu 5: Vận dụng cao
    Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 cần thêm

    Cần cho thêm bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 1,2 M vào 1,3 lít dung dịch Ba(OH)2 0,5 M để thu được dung dịch Ba(OH)2 0,8 M?

    Hướng dẫn:

    Gọi thể tích dung dịch Ba(OH)2 1,2 M cần thêm vào là V (lít)

    ⇒ Số mol chất tan trong V lít đung dịch Ba(OH)2 là:

    nBa(OH)2 (1) = 1,2V (mol)

    Số mol chất tan trong 1,3 lít dung dịch Ba(OH)2 0,5 M là:

    nBa(OH)2 (2) = 1,3.0,5 = 0,65 (mol)

    ⇒ Tổng số mol chất tan là:

    nct = nBa(OH)2 (1) + nBa(OH)2 (2) = 1,2V + 0,65 (mol)

    Thể tích dung dịch thu được là: Vdd = V + 1,3

    ⇒ Nồng độ dung dịch thu được là: 

    {\mathrm C}_{\mathrm M}=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{ct}}}{{\mathrm V}_{\mathrm{dd}}}=\frac{12\mathrm V+0,65}{\mathrm V\;+\;1,3}=0,8\;

    \Rightarrow\mathrm V=0,975\;\mathrm{lít}\;=\;975\;\mathrm{ml}

  • Câu 6: Thông hiểu
    Xác định kiểu miễn dịch

    Sau khi tiêm vaccine đủ liều lượng và thời gian thì người được tiêm phòng có khả năng miễn dịch đối với bệnh đó, miễn dịch đó được gọi là:

    Hướng dẫn:

    Sau khi tiêm vaccine đủ liều lượng và thời gian thì người được tiêm phòng có khả năng miễn dịch đối với bệnh đó, miễn dịch đó được gọi là miễn dịch nhân tạo.

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định kim loại A

    Hòa tan hết 8,4 gam kim loại A hóa trị II trong dung dịch H2SO4, sau phản ứng thu được 3,719 lít khí H2 (đkc). Kim loại A là

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac{3,719}{24,79}\approx0,15\;(\mathrm{mol})

    {\mathrm n}_{\mathrm{Fe}}=\frac{8,4}{{\mathrm M}_{\mathrm A}}\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

           A + H2SO4 → ASO4 + H2

    mol: \frac{8,4}{{\mathrm M}_{\mathrm A}}          →            \frac{8,4}{{\mathrm M}_{\mathrm A}}

    \Rightarrow{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac{8,4}{{\mathrm M}_{\mathrm A}}=0,15

    ⇒ MA = 56 

    Vậy kim loại A là Fe (iron).

  • Câu 8: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là:

    Hướng dẫn:

    Phát biểu đúng là: Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào điểm đặt, độ lớn và hướng của lực.

    Vật không thể tự quay mà không cần tác dụng lực.

    Lực tác dụng F càng lớn thì moment lực càng lớn.

    Moment lực phụ thuộc vào hai yếu tố: lực và cánh tay đòn.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Hiện tượng không xảy ra biến đổi hóa học

    Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không xảy ra biến đổi hóa học?

    Hướng dẫn:

    Nước trong ao hồ bị bốc hơi thành nước không có sự biến đổi hóa học, do không có sự tạo thành chất mới.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng khi chẻ nhỏ thanh củi ra để đốt

    Người ta chẻ nhỏ thanh củi ra để đốt cháy nhanh hơn. Yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong trường hợp này?

    Hướng dẫn:

    Chẻ nhỏ thanh củi làm tăng diện tích tiếp xúc ⇒ Cháy nhanh hơn.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính độ sâu của người thợ lặn

    Một thợ lặn đang lặn xuống biển. Khi áp suất nước biển tác dụng lên thợ lặn là 206000 N/m2, hãy tính độ sâu của thợ lặn? Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3.

    Hướng dẫn:

    Độ sâu của người thợ lặn là:

    \mathrm h\;=\frac{\;\mathrm p}{\mathrm d}=\;\frac{206000}{10300}\;\;=\;20\;(\mathrm m)

  • Câu 12: Nhận biết
    Bệnh không phải bệnh về tim mạch

    Bệnh nào sau đây không phải bệnh về tim mạch?

    Hướng dẫn:

    Xuất huyết da do giảm tiểu cầu là bệnh về máu.

  • Câu 13: Nhận biết
    Moment lực

    Moment lực càng lớn nếu:

    Hướng dẫn:

    Moment lực càng lớn nếu:

    - Lực tác dụng F càng lớn.

    - Cánh tay đòn d càng dài.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Nguyên nhân có thể dẫn đến xương bạn Nam giòn và dễ gãy

    Xương của Nam giòn và dễ gãy. Sau khi đi khám, bác sĩ kết luận Nam bị loãng xương. Theo em, nguyên nhân có thể là do:

    Hướng dẫn:

    Loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa. Nguyên nhân do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc do chế độ ăn thiết calcium.

    Loãng xương làm cho xương giòn, dễ gãy.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Loại khớp của khớp cột sống và khớp bả vai

    Khớp cột sống, khớp bả vai thuộc:

    Hướng dẫn:

    Khớp cột sống, khớp bả là vai là các khớp cử động hạn chế nên thuộc khớp bán động.

  • Câu 16: Vận dụng
    Người nhiễm HIV mất khả năng miễn dịch đối với nhiều loại virus, vi khuẩn

    Tại sao người nhiễm HIV lại mất khả năng miễn dịch đối với nhiều loại virus, vi khuẩn?

    Hướng dẫn:

    HIV gây nhiễm ngay trên tế bào bạch cầu lympho T, làm rối loạn chức năng của tế bào dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Trường hợp áp suất khí quyển nhỏ nhất

    Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển nhỏ nhất?

    Hướng dẫn:

    Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm ⇒ Tại đỉnh núi có áp suất khí quyển lớn nhất.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Tính số mol H2SO4 phản ứng hết với 6 mol Al

    Cho phản ứng hóa học sau:

    2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

    Số mol H2SO4 phản ứng hết với 6 mol Al là

    Hướng dẫn:

    Dựa vào tỉ lệ của các chất trong phương trình phản ứng ta có:

          2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

    mol: 6   →   9

    Số mol H2SO4 phản ứng hết với 6 mol Al là 9 mol.

  • Câu 19: Nhận biết
    Sự tạo thành tiếng động trong tai

    Ta nghe thấy tiếng động trong tai khi

    Hướng dẫn:

    Khi có sự thay đổi áp suất đột ngột giữa hai bên màng nhĩ, ta nghe tiếng động trong tai.

  • Câu 20: Nhận biết
    Chọn câu đúng về công thức lực đẩy Archimedes

    Trong công thức lực đẩy Archimedes FA = d. V. Các đại lượng d, V là gì? Hãy chọn câu đúng.

    Hướng dẫn:

    Công thức lực đẩy Archimedes FA = d. V

    Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) và V là thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

  • Câu 21: Nhận biết
    Tim và mạch máu thuộc hệ cơ quan

    Tim và mạch máu thuộc hệ cơ quan nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Tim và mạch máu thuộc hệ tuần hoàn.

  • Câu 22: Nhận biết
    Chọn câu không đúng về đòn bẩy

    Câu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực, hoặc làm tăng, giảm lực tùy theo mục đích sử dụng.

  • Câu 23: Nhận biết
    Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi

    Nguyên nhân gây viêm phổi là:

    Hướng dẫn:

    Nguyên nhân gây viêm phổi là: Do virus, vi khuẩn, nấm hoặc hóa chất độc hại gây nên.

  • Câu 24: Vận dụng
    Khối lượng Fe

    Hòa tan một lượng Fe trong dung dịch hydrochloric acid (HCl), sau phản ứng thu được 7,437 lít khí H2 ở điều kiện chuẩn. Khối lượng Fe đã dùng là

    Hướng dẫn:

    Số mol H2 sinh ra là:

    nH2 = V : 24,79 = 7,437 : 24,79 = 0,3 mol

    Phương trình phản ứng:

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    1        : 2          : 1    :1 

    Theo phản ứng, tỉ lệ mol giữa H2 và Fe bằng nhau nên số mol các chất cũng bằng nhau.

    nFe = nH2 = 0,3 mol.

    Khối lượng của Fe tham gia phản ứng là:

    mFe = nFe × MFe = 0,3 × 56 = 16,8 gam.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Khối lượng H2S

    Khối lượng của 0,1 mol khí H2S là:

    Hướng dẫn:

    Khối lượng của 0,1 mol khí H2S là

    mH2S = MH2S × nH2S = 34 × 0,1 = 3,4 gam

  • Câu 26: Thông hiểu
    Hiện tượng xảy ra khi rót thủy ngân vào ly nước đựng đinh sắt

    Bỏ đinh sắt vào một cái ly rỗng. Nếu rót thủy ngân vào ly thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 và khối lượng riêng của thủy ngân là 13600 kg/m3.

    Hướng dẫn:

    Vì khối lượng riêng của thanh sắt nhỏ hơn khối lượng riêng của thủy ngân nên khi rót thủy ngân vào ly thì đinh sắt sẽ nổi lên

  • Câu 27: Nhận biết
    Acid trong dạ dày

    Acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn là:

    Hướng dẫn:

    Acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn là Hydrochloric acid.

  • Câu 28: Nhận biết
    Chức năng của hệ vận động

    Hệ vận động có chức năng:

    Hướng dẫn:

    Hệ vận động có chức năng nâng đỡ, vận động cơ thể.

  • Câu 29: Vận dụng
    Tính khối lượng mol của khí A

    Cho tỉ khối của khí A đối với khí B là 0,0625 và tỉ khối của khí B đối với không khí là 1,104. Khối lượng mol của khí A là

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có tỉ khối của khí B đối với không khí là 1,104.

    \Rightarrow{\mathrm d}_{\mathrm B/\mathrm{KK}}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm B}}{29}=1,104\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm B}\approx32\;(\mathrm g/\mathrm{mol})

    Lại có tỉ khối của khí A đối với khí B là 0,0625:

    \Rightarrow{\mathrm d}_{\mathrm A/\mathrm B}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm A}}{{\mathrm M}_{\mathrm B}}=0,0625\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm A}=0,0625.32=2\;(\mathrm g/\mathrm{mol})

  • Câu 30: Vận dụng
    Tính giá trị của lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật

    Cho một vật có thể tích 0,04 m3 nhúng ngập hoàn toàn trong dầu hỏa. Trọng lượng riêng của dầu hỏa 8000 N/m3. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật có giá trị là:

    Hướng dẫn:

    Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật là:

    FA = d.V = 8000.0,04 = 320 (N)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo