Phân bón hóa học

I. Vai trò của phân bón hóa học đối với đất và cây trồng

Để cây trồng phát triển tốt hơn, ta cần bón phân cho chúng.

Hình 1: Phân bón giúp cây trồng phát triển

Phân bón cung cấp cho cây những nguyên tố dinh dưỡng N, P, K, Ca, S, ...

Các nguyên tố dinh dưỡng được cung cấp dưới dạng hợp chất, gồm các loại phân bón sau:

  • Phân bón chứa nguyên tố đa lượng: Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Nhóm phân bón này gồm phân đạm (bổ sung nguyên tố N), phân lân (bổ sung nguyên tố P), phân kali (bổ sung nguyên tố K).
  • Phân bón chứa nguyên tố trung lượng: Bổ sung các nguyên tố calcium (Ca), magnesium (Mg) và sulfur (S). Các nguyên tố này giúp cây trồng phát triển tốt hơn.
  • Phân bón chứa nguyên tố vi lượng: Bổ sung các nguyên tố iron (Fe), copper (Cu), manganese (Mn), boron (B), molybdenum (Mo), ... Các nguyên tố này giúp cây trồng phát triển mạnh và sản phẩm thu hoạch đạt chất lượng tốt hơn.

Hình 2: Hình mô phỏng một số nguyên tố dinh dưỡng
cần cung cấp cho cây trồng

II. Thành phần và tác dụng cơ bản của các loại phân bón

1. Phân đạm

Phân đạm giữ vai trò thiết yếu đối với cây trồng và thích hợp cho nhiều loại đất. Phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nitrogen, kích thích quá trình sinh trưởng, giúp cây phát triển.

Có 3 loại phân đạm được dùng phổ biến. Chúng thường ở thể rắn, dạng hạt, màu trắng, tan tốt trong nước.

  • Phân urea: có công thức hoá học là (NH2)2CO, thích hợp với nhiều loại cây trồng, thường dùng để bón lót hoặc bón thúc.
  • Phân đạm nitrate: cung cấp nitrogen dưới dạng ion nitrate (NO3), thành phần chính của phân có thể là Ca(NO3)2 hoặc Mg(NO3)2 hay NaNO3 … Loại phân này thường dùng để bón thúc.
  • Phân đạm ammonium: chứa ion ammonium (NH4+), thành phần chính của phân có thể là NH4Cl hoặc (NH4)2SO4 hay NH4NO3; thường dùng để bón thúc. 
Urea Sodium nitrate Ammonium nitrate

Hình 3: Một số loại phân đạm

Độ dinh dưỡng của phân đạm là hàm lượng % nitrogen có trong phân bón.

 2. Phân lân

Phân lân là loại phân cung cấp nguyên tố phosphorus cho cây trồng dưới dạng phosphate ion hay dihydrophosphate ion. Loại phân này giúp bộ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng ra hoa, tạo quả,…

Hai loại phân lân thường gặp là phân lân nung chảy có thành phần chính là Ca3(PO4)2 và phân superphosphate có thành phần chính là Ca(H2PO4)2.

Phân lân nung chảy Phân superphosphate

Hình 4: Một số loại phân đạm

Mở rộng:

Có hai loại phân superphosphate:

  • Superphosphate đơn chứa 14% - 20% P2O5; thành phần gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
  • Superphosphate kép chứa 40 - 50% P2O5; thành phần gồm Ca(H2PO4)2.

Độ dinh dưỡng phân đạm là hàm lượng % nitrogen có trong phân bón

3. Phân kali

Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng potassium. Loại phân bón này hỗ trợ cây trồng trong giai đoạn trưởng thành, ra hoa và tăng độ ngọt cho củ, quả, tăng khả năng chịu hạn, chịu rét, chống sâu bệnh, …

Trên thị trường có hai loại phân kali: kali trắng và kali đỏ; kali đỏ chứa ion chloride (Cl-), kali trắng chứa ion sulfate (SO42-)hoặc nitrate (NO3-).

Phân kali đỏ dạng bột Phân kali trắng

 Hình 5: Một số loại phân kali

 Độ dinh dưỡng của phân kali là hàm lượng %K2O có trong phân. 

4. Phân N-P-K

Phân N-P-K là loại phân hỗn hợp thường gặp chứa ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K

Loại phân này bổ sung các nguyên tố đa lượng cho cây trồng, cung cấp các dưỡng chất, kích thích sự phát triển, tăng sức đề kháng cho cây và cải thiện độ phì nhiêu cho đất.

Độ dinh dưỡng của phân N-P-K bằng tỉ lệ % khối lượng của N, P2O5, K2O có trong phân.

Có hai loại phân N-P-K:

  • Phân N-P-K hỗn hợp (gồm các hạt có màu khác nhau) là sản phẩm trộn phân đạm, phân lân và phân kali theo tỉ lệ thích hợp.
  • Phân N-P-K phức hợp (thường là đơn màu) được sản xuất nhờ công nghệ hoá học.
Phân N-P-K đa màu Phân N-P-K đơn màu

Hình 6: Một số loại phân N-P-K

III. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến môi trường đất, nước và sức khoẻ con người

Phân bón có chứa các chất hoá học, nếu được sử dụng đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích. Ngược lại, nếu sử dụng không hợp lí thì phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường đất, nước và sức khoẻ con người…

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ phân bón, ta phải tuân thủ các biện pháp sau:

Hình 7: Các quy tắc bón phân

Câu trắc nghiệm mã số: 40633,40635,36623
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo