Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 2

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Khối lương Ag

    Cho miếng đồng (Cu) dư vào 300 mL dung dịch AgNO3, thu được muối Cu(NO3)2 và Ag bám vào miếng đồng. Khối lượng Cu phản ứng là 9,6 gam. Khối lượng Ag tạo ra là

    Hướng dẫn:

    Số mol phản ứng Cu là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Cu}}=\frac{9,6}{64}=0,15\;\mathrm{mol}

    Phương trình hoá học:

    Cu + 2Ag(NO3)2 → Cu(NO3)2 + 2Ag

    1      2                             1              2

    Theo tỉ lệ mol phương trình hoá học, số mol của Ag là:

    nAg = 2.nCu = 0,15.2 = 0,3 mol 

    Khối lượng Ag sinh ra là:

    mAg = nAg.MAg = 0,3.108 = 32,4 gam

  • Câu 2: Thông hiểu
    Công thức hóa học của X

    Hợp chất khí X có tỉ khối so với hydrogen bằng 22. Công thức hóa học của X có thể là:

    Hướng dẫn:

    Tỉ khối của A đối với H2:

    {\mathrm d}_{\mathrm A/{\mathrm H}_2}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm A}}{{\mathrm M}_{{\mathrm H}_2}}=22

    ⇒ MA = 22.MH2 = 22.2 = 44

    Loại NO2 có M = 14 + 16.2 = 46

    Loại NH3 có M = 14 + 1.3 = 17

    Chọn CO2 có M = 12 + 16.2 = 44

    Loại NO có M = 14 + 16  = 30

  • Câu 3: Thông hiểu
    Dấu hiệu chứng tỏ phản ứng hóa học xảy ra

    Khi cho một mẩu vôi sống vào nước, mẩu vôi sống tan ra, thấy nước nóng lên. Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra đúng nhất là?

    Hướng dẫn:

    Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra đúng nhất là mẩu vôi sống tan ra, phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm nước nóng lên.

  • Câu 4: Nhận biết
    Biến đổi hóa học

    Quá trình nào sau đây là biến đổi hóa học?

    Hướng dẫn:

    Quá trình biến đổi hóa học là đốt cháy cồn trong đĩa.

    Vì cồn (enthanol) và oxygen trong không khí đã tác dụng với nhau để tạo thành chất mới là hơi nước và khí carbon dioxide đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

  • Câu 5: Nhận biết
    Hai chất có thể tích bằng nhau

    Hai chất có thể tích bằng nhau (đo cùng ở nhiệt độ và áp suất) thì:

    Hướng dẫn:

     Hai chất có thể tích bằng nhau (đo cùng ở nhiệt độ và áp suất ) thì số mol của 2 khí bằng nhau

  • Câu 6: Nhận biết
    Hòa tan muối ăn vào nước

    Hòa tan muối ăn vào nước là:

    Hướng dẫn:

    Hòa tan muối ăn vào nước là: sự biến đổi vật lí.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Sử dụng bình tam giác

    Để pha 80 mL dung dịch copper (II) sulfate thì sử dụng bình tam giác (erlenmeyer flask) có thể tích nào là hợp lí?

    Hướng dẫn:

    Để pha 80 mL dung dịch copper (II) sulfate thì sử dụng bình tam giác (erlenmeyer flask) có thể tích 100 mL là phù hợp.

  • Câu 8: Nhận biết
    Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào

    Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây.

    Hướng dẫn:

     Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào Thời gian xảy ra phản ứng 

  • Câu 9: Nhận biết
    Chất đầu của phản ứng

    Nung nóng đá vôi (calcium carbonate) thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide. Chất đầu của phản ứng là

    Hướng dẫn:

     Chất đầu của phản ứng là calcium carbonate.

  • Câu 10: Nhận biết
    Quá trình biến đổi vật lí

    Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí?

    Hướng dẫn:

    Quá trình biến đổi vật lí: Hơ nóng chiếc thìa inox

    Do quá trình này không có sự tạo thành chất mới.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Sự thay đổi không làm tăng tốc độ phản ứng

    Sự thay đổi nào dưới đây không làm tăng tốc độ phản ứng xảy ra giữa dây magnesium và dung dịch hydrochloric acid?

    Hướng dẫn:

     Cuộn dải magnesium thành quả bóng nhỏ không làm tăng tốc độ phản ứng xảy ra giữa dây magnesium và dung dịch hydrochloric acid

  • Câu 12: Vận dụng
    Xác định khối lượng X

    Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X cần dùng 4,958 lít khí O2 thu được 2,479 lít CO2 (đkc) và 3,6 gam H2O. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

     Ta có:

    {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}=\frac{\mathrm V}{24,79\;}=\frac{4,958}{24,79}=0,2\;(\mathrm{mol})

    ⇒ mO2 = nO2.MO2 = 0,2.32 = 6,4 gam 

    {\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}=\frac{{\mathrm V}_{{\mathrm{CO}}_2}}{24,79}=\frac{2,479}{24,79}=0,1(\mathrm{mol})

    ⇒ mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,1.44 = 4,4 gam 

    Ta có sơ đồ phản ứng:

    X + O2 → CO2 + H2O

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mX + mO2 = mCO2 + mH2O

    ⇒ m= mCO2 + mH2O - mO2 = 4,4 + 3,6 - 6,4 = 1,6 gam

  • Câu 13: Nhận biết
    Khi hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%

    Chọn phát biểu đúng: Khi hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100% thì

    Hướng dẫn:

    Khi hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100% thì lượng sản phẩm thu được thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tính theo phương trình hóa học

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Xác định kim loại

    Hòa tan hết 25,2 gam kim loại R hóa trị II trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được  11,1555 lít khí H2 (đkc). Kim loại R là:

    Hướng dẫn:

    nH2 = VH2 : 24,79 = 11.1555 : 22,4 = 0,45 mol

    Gọi R là kim loại hóa trị II cần tìm

    Phương trình tổng quát

    R + 2HCl → RCl2 + H2

    Từ phương trình phản ứng ta có

    nR = nH2 = 0,45 mol

    ⇒ MR = mR: nR = 25,2 : 0,45 = 56g/mol

    Vậy kim loại R chính là Iron (Fe)

  • Câu 15: Nhận biết
    Chất không phải là nhiên liệu sử dụng trong nhà bếp

    Chất nào sau đây không phải là nhiên liệu sử dụng trong nhà bếp để đun nấu?

    Hướng dẫn:

    Khí hydrogen không phải là nhiên liệu dùng trong nhà bếp để đun nấu.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Phản ứng giữa oxygen và hydrogen

    Trong phản ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng có xảy ra nữa không?

    Hướng dẫn:

    Trong phản ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng dừng lại.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Hệ số các chất phản ứng

    Cho phản ứng: NaI + Cl2 --ightarrow NaCl + I2.

    Sau cân bằng, hệ số các chất phản ứng trên lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    NaI + Cl2 --ightarrow NaCl + I2.

    Trước phản ứng có 2 nguyên tử Cl do đó ta sẽ đặt hệ số 2 trước phân tử NaCl

    NaI + Cl2 --ightarrow 2NaCl + I2.

    Vế phải có 2 nguyên tử I ⇒ đặt 2 trước NaI. Phương trình hoá học của phản ứng được hoàn thiện như sau:

    2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2

    Hệ số các chất phản ứng trên lần lượt là: 2:1:2:1

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính thể tích khí O2

    Đốt cháy hoàn toàn 1,2395 lít khí methan (CH4, đkc) cần dùng V lít khí O2 (đkc), sau phản ứng thu được sản phẩm là khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O). Giá trị của V là:

    Hướng dẫn:

    Số mol khí methan là phản ứng là:

    nCH4 = 1,2395 : 24,79 = 0,05 (mol)

    Phương trình phản ứng hóa học:

    CH4 + 2O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2 + 2H2O.

    1        : 2      :   1       :  2.

    Theo tỉ lệ số mol phản ứng ta có:

    nO2 = 2.nCH4 = 2 × 0,05 = 0,1 mol.

    Thể tích khí O2 là:

    VO2 = 0,1 × 24,79 = 2,479 lít.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Nồng độ mol của dung dịch

    Trong 400 mL dung dịch có thể hòa tan 17 gam NaNO3. Nồng độ mol của dung dịch là:

    Hướng dẫn:

    Số mol của NaNO3 là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{NaNO}}_3}=\frac{{\mathrm m}_{{\mathrm{NaNO}}_3}}{{\mathrm M}_{{\mathrm{NaNO}}_3}}=\frac{17}{85}=0,2\;(\mathrm{mol})

    Nồng độ mol của dung dịch 

    {\mathrm C}_{\mathrm M}=\;\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm{NaNO}}_3}}{{\mathrm V}_{\mathrm{dd}}}=\frac{0,2}{0,4}=0,5\mathrm M

  • Câu 20: Nhận biết
    Tinh chất của dung dịch sulfuric acid

    Đâu không phải tính chất của dung dịch sulfuric acid?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch sulfuric acid tan nhiều trong nước

  • Câu 21: Vận dụng
    Số nguyên tử Iron

    Số nguyên tử Iron có trong 224 gam Iron là

    Hướng dẫn:

    1 mol nguyên tử Iron nặng 56 gam

    ⇒ Số mol nguyên tứ sắt trong 280 gam là

    \mathrm M=\frac{\mathrm m}{\mathrm n}\Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm{Fe}}=\frac{\mathrm m}{\mathrm M}=\frac{224}{56}=4\;(\mathrm{mol})

    Ta có trong 1 mol nguyên tử có 6,02.1023 nguyên tử;

    ⇒ Số nguyên tử sắt là: 4.6,02.1023 = 24,08.1023 nguyên tử

  • Câu 22: Nhận biết
    Xác định chất tan

    Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là.

    Hướng dẫn:

    Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối.

    Chất tan là muối NaCl. 

    Dung môi là nước.

    Dung dịch là nước muối.

  • Câu 23: Nhận biết
    Xác định phản ứng

    Phản ứng sau là phản ứng gì?

    Phản ứng phân hủy copper (II) hydroxide thành copper (II) oxide và hơi nước thì cần cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt bằng cách đun nóng. Khi ngừng cung cấp nhiệt, phản ứng cũng dừng lại?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng phân hủy này là phản ứng thu nhiệt vì khi cung cấp nhiệt bằng cách đun nóng phản ứng mới diễn ra. Khi ngừng cung cấp nhiệt, phản ứng cũng dừng lại

  • Câu 24: Thông hiểu
    Phương trình phản ứng không đúng

    Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

     Cu không phản ứng với HCl 

  • Câu 25: Nhận biết
    Tỉ lệ số mol của Fe và H2

    Cho phản ứng hóa học Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Tỉ lệ số mol của Fe và H2 là:

    Hướng dẫn:

    Phản ứng hóa học

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Tỉ lệ số mol giữa Fe và Hlà 1:1

  • Câu 26: Thông hiểu
    Lượng chất nào tăng trong phản ứng

    Trong phản ứng giữa oxygen với hydrogen tạo thành nước, lượng chất nào sau đây tăng lên trong quá trình phản ứng?

    Hướng dẫn:

    Nước là sản phẩm phản ứng nên sau phản ứng lượng nước tăng lên.

  • Câu 27: Vận dụng
    Thể tích khí H2

    Cho 13,44 gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được muối FeCl2 và khí H2. Thể tích khí H2 ở 25oC, 1 bar là:

    Hướng dẫn:

    Số mol của Fe là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Fe}}=\frac{13,44}{56}=0,24\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hoá học:

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    1       2           1            1

    Theo tỉ lệ mol  phương trình hoá học ta có:

    nFe = nH2 = 0,24 mol

    Thể tích khí H 2 ở 25oC, 1 bar là:

    0,24.24,79 = 5,9496 L. 

  • Câu 28: Nhận biết
    Quỳ tím đổi màu thành đỏ

    Dung dịch nào sau đây có khả năng làm quỳ tím đổi màu thành màu đỏ?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch acid HNO3 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ 

    Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

    NaCl và BaCl2 không làm đổi màu quỳ

  • Câu 29: Thông hiểu
    Đưa nước thải về môi trường trung tính

    Một loại nước thải có pH lớn hơn 7. Có thể dùng chất nào sau đây để đưa nước thải về môi trường trung tính?

    Hướng dẫn:

    H2SO4 có tính acid sẽ đưa nước thải có pH lớn hơn 7 (môi trường base) về môi trường trung tính. 

  • Câu 30: Nhận biết
    Nguyên nhân phải hơ nóng đều ống nghiệm

    Chọn một đáp án đúng. Vì sao phải hơ nóng đều ống nghiệm?

    Hướng dẫn:

    Khi đun hóa chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp để ống nghiệm giãn nở đều, không bị nứt vỡ.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 11 lượt xem
Sắp xếp theo