Đề kiểm tra 45 phút KHTN 8 Chủ đề 1: Phản ứng hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Sự biến đổi hóa học

    Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu có thể dự đoán đó là biến đổi hóa học

    Hướng dẫn:

    Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào sự biến đổi chất này thành chất khác có thể dự đoán đó là biến đổi hóa học.

  • Câu 2: Nhận biết
    Điền vào chỗ trống

    Điền vào chỗ chấm: "Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm ... tổng khối lượng của các chất phản ứng."

    Hướng dẫn:

     Định luật bảo toàn khối lượng:

    Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng

  • Câu 3: Thông hiểu
    Thu được khí oxygen

    Người ta thu được khí oxygen vào ống nghiệm đặt thẳng đứng và úp ngược là vì:

    Hướng dẫn:

    Người ta thu được khí oxygen vào ống nghiệm đặt thẳng đứng bằng cách đẩy không khí là vì oxygen nặng hơn không khí.

    d_{O2/kk } =\frac{M_{O_{2} } }{M_{kk} } =\frac{32}{29} =1,103

  • Câu 4: Nhận biết
    Phản ứng hóa học

    Nhận định nào đúng về phản ứng hóa học?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác

  • Câu 5: Nhận biết
    Phương trình hóa học 

    Phương trình hóa học 

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa học bằng công thức hóa học của chất tham gia và chất sản phẩm.

  • Câu 6: Nhận biết
    Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

    Cho các yếu tố sau: nhiệt độ, nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác. Trong những yếu tố trên, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

    Hướng dẫn:

    Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác.

  • Câu 7: Nhận biết
    Thể tích mol chất khí ở điều kiện chuẩn

    Ở điều kiện chuẩn, 1 mol của chất bất kì chất khí nào đều chiếm một thể tích là:

    Hướng dẫn:

    Ở điều kiện chuẩn, 1 mol của chất bất kì chất khí nào đều chiếm một thể tích là 24,79 lít.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Biến đổi vật lí

    Hiện tượng nào sau đây là biến đổi vật lí.

    Hướng dẫn:

    Khi vật thể bị biến đổi về hình dạng, trạng thái, kích thước, ... mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu được gọi là biến đổi vật lí.

    Hiện tượng nước bị đóng đá là biến đổi vật lí.

  • Câu 9: Thông hiểu
    SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí

    Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

    Hướng dẫn:

     Tỉ khối của SO2 đối với không khí là:

    d_{SO{2}/ _{kk} } =\frac{M_{SO_{2} } }{29} =\frac{64}{29} =2,2

    Vậy SO2 nặng hơn không khí 2,2 lần.

  • Câu 10: Vận dụng
    Khối lượng của CO2 và H2O

    Đốt cháy 3,2 gam chất R cần 12,8 gam khí O2 và thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ mCO2 : mH2O = 11:9. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Gọi khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là 11x và 9x

    Theo định luật bảo toàn khối lượng

    mR + mO2 = mCO2 + mH2O

    ⇒ 3,2 + 12,8 = 11x + 9x

    ⇒ 16 = 20x ⇒ x = 0,8

    ⇒ mCO2 = 8,8 gam và mH2O = 7,2 gam.

  • Câu 11: Nhận biết
    Độ tan của một chất trong nước

    Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:

    Hướng dẫn:

    Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là số gam tối đa chất đó tan trong 100 gam nước để tạo dung dịch bão hòa.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính hiệu suất phản ứng

    Trộn 13,5 gam bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 30 gam Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng?

    Hướng dẫn:

    Số mol Al2S3 là:

    nAl2S3 = mAl2S3 : MAl2S3 = 30 : 150 = 0,2 mol

    Số mol Al ban đầu là:

    nAl = 13,5 : 27 = 0,5 mol

    Phương trình phản ứng:

    2Al + 3S → Al2S3 

    2 :        3 :      1 

    Theo tỉ lệ phương tình ta có số mol Al phản ứng là:

    nAl = 2×nAl2S3 = 0,2 × 2 = 0,4 mol

    Hiệu suất phản ứng là:

    H=\frac{n_{Al\:  thực \: tế} }{n_{Al\:  lý \: thuyết}}\times 100\% =\frac{0,4}{0,5} \times 100\% =80\%

     

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính nồng độ phần trăm của dung dịch

    Hòa tan 20 gam KCl vào 80 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch?

    Hướng dẫn:

    Khối lượng dung dịch là:

    mdung dịch = 20 + 80 = 100 gam

    Theo công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là:

    C\% = \frac{m_{ct} }{m_{dd} } .100\%

    \Rightarrow C\%=\frac{20}{100}\times  100\%=20\%

  • Câu 14: Vận dụng
    Khối lượng của Mg đã tham gia

    Cho Mg phản ứng với HCl theo phản ứng: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2. Sau phản ứng thu được 2,479 lít (đkc) khí hydrogen thì khối lượng của Mg đã tham gia phản ứng là:

    Hướng dẫn:

     Số mol của khí hydrogen là:

    nH2 = V : 24,79 = 2,479 : 24,79 = 0,1 (mol)

    Phương trình phản ứng: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    Tỉ lệ số mol:                           1   :    2  :  1   :  1

    Theo tỉ lệ mol phản ứng ta có:

    nMg = nH2 = 0,1 mol

    Khối lượng của Mg đã tham gia phản ứng là:

    mMg = nMg × MMg = 0,1 × 24 = 2,4 gam.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Nung miếng đồng ngoài không khí

    Tiến hành nung miếng đồng ngoài không khí thấy khối lượng miếng đồng tăng lên là do:

    Hướng dẫn:

    Khi nung miếng đồng ngoài không khí thấy khối lượng miếng đồng tăng lên là do: khối lượng tăng lên do oxygen tác dụng với đồng tạo ra đồng (II) oxide là chất rắn

  • Câu 16: Vận dụng
    Khối lượng đá vôi

    Nung đá vôi CaCO3 người ta thu được 8,4 kg calcium oxide và 6,6 kg khí carbon dioxide. Tính khối lượng đá vôi cần dùng?

    Hướng dẫn:

    Sơ đồ phản ứng:

    CaCO3 → CaO + CO2

    Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mCaCO3 = mCaO + mCO2

    ⇒ mCaCO3 = 8,4 + 6,6 = 15 gam

  • Câu 17: Thông hiểu
    Khi tăng nhiệt độ

    Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào.

    Hướng dẫn:

     Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước phần lớn là tăng.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Xác định hợp chất

    Cho phương trình: CaCO3 + X → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O. X là?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

    Vậy X chính là HNO3.

  • Câu 19: Vận dụng
    Số nguyên tử Al

    Một chiếc ca nhôm nặng 54 gam. Số nguyên tử Al trong chiếc ca là:

    Hướng dẫn:

    Số mol của nhôm:

    nAl = mAl : MAl = 54 : 27 = 2 mol

    Số nguyên tử Al = nAl × 6,022×1023 = 2 × 6,022 ×1023 = 12,044 ×1023 

  • Câu 20: Vận dụng cao
    Tính hiệu suất phản ứng

    Để điều chế khí oxygen trong phòng thí nghiệm, người ta nung 4,9 gam potassium chlorate (KClO3) có xúc tác MnO2, thu được 2,235 gam potassium (KCl) và một lượng khí oxygen. Hiệu suất phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:

    Phương trình: 2KClO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2KCl + 3O2

    Tỉ lệ:               2               2           3

    Phản ứng:     0,04           0,04

    nKClO3 = 4,9 : 122,5 = 0,04 mol

    nKCl = 2,235: 74,5 = 0,03 mol

    Theo tỉ lệ phương trình phản ứng ta thấy vì lượng KCl thực tế thu được (0,03mol) nhỏ hơn khối lượng KCl theo lý thuyết là 0,04 mol) nên phản ứng xảy ra không hoàn toàn

    Theo công thức tính hiệu suất phản ứng ta có:

    H=\frac{0,03}{0,04} .100\%=75\%

  • Câu 21: Vận dụng
    Xác định chất còn dư

    Cho 6,5 gam Zn tác dụng 4,958 lít khí Cl2 (đkc). Sau phản ứng chất nào còn dư.

    Hướng dẫn:

    Số mol của Zn là:

    nZn = mZn : MZn = 6,5 : 65 = 0,1 mol

    Số mol của Cl2 là:

    nCl2 = V : 24,79 = 4,95 : 24,79 = 0,2 mol

    Phương trình:Zn + Cl2 ZnCl2  
    Theo phương trình111(mol)
    Ban đầu:0,10,2 (mol)
    Phản ứng: 0,10,10,1(mol)
    Sau phản ứng00,2 - 0,1 = 0,1 0,1(mol)
         

    Vậy sau phản ứng Cl2 còn dư

  • Câu 22: Thông hiểu
    Biển đổi hóa học

    Sự biến đổi nào sau đây không phải là biển đổi hóa học.

    Hướng dẫn:

    Hòa tan muối ăn vào nước tạo thành dung dịch muối là biến đổi vật lí.

  • Câu 23: Nhận biết
    Phản ứng hoàn toàn

    Phản ứng hoàn toàn là phản ứng có

    Hướng dẫn:

    Phản ứng hoàn toàn là phản ứng có các chất phản ứng đều hết sau phản ứng kết thúc.

  • Câu 24: Nhận biết
    Phương trình hóa học sai

    Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?

    Hướng dẫn:

    Phương trình C2H2 + 3O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2CO2 + H2O cân bằng phản ứng hóa học sai 

    Cân bằng đúng là:

     2C2H2 + 5O2\overset{t^{o} }{ightarrow} 4CO2 + 2H2O

     
  • Câu 25: Vận dụng
    Khối lượng HCl đã dùng

    Cho 13 gam Zn tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) tạo ra 27,2 gam Zinc chloride (ZnCl2) và 0,4 gam khí H2. Khối lượng HCl đã dùng là:

    Hướng dẫn:

    Sơ đồ phản ứng: 

    Zn + HCl → ZnCl2 + H2

    Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mZn + mHCl = mZnCl2 + mH2

    ⇒ mHCl = mZnCl2 + mH2 - mZn

    ⇒ mHCl = 27,2 + 0,4 - 13 = 14,6 gam.

  • Câu 26: Vận dụng
    Số gam KNO3

    Độ tan của KNO3 ở 40oC là 80 gam. Số gam KNO3 có trong 337,5 gam dung dịch bão hòa ở nhiệt độ trên là:

    Hướng dẫn:

    Ở 40oC,

    Cứ 80 gam KNO3 tan tối đa trong 100 + 80 = 180 (gam) dung dịch

    Vậy, cứ x (gam) KNO3 hòa tan tối đan trong 337,5 (gam) dung dịch

    Ta có: x ×180 = 80 × 337,5

    ⇒ x =  80 × 337,5 : 180 = 150 gam.

    ⇒ mKNO3 = 150 (gam)

  • Câu 27: Thông hiểu
    Giai đoạn có biến đổi hóa học

    Đường kính  \overset{Nước (I)}{ightarrow} nước đường \overset{cô\:  cạn (II)}{ightarrow} đường kính \overset{t^{o} (III)}{ightarrow} đường nóng chảy \overset{t^{o} (IV)}{ightarrow} Than.

    Giai đoạn nào có biến đổi hóa học?

    Hướng dẫn:

    Giai đoạn IV: Đường nóng chảy \overset{t^{o} (IV)}{ightarrow} Than là biến đổi hóa học

  • Câu 28: Thông hiểu
    Tỉ lệ số nguyên tử với phân tử

    Cho phương trình hóa học sau: 4Al + 3O2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 2Al2O3. Tỉ lệ số nguyên tử Al lần lượt với số phân tử O2 và Al2O3 là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

    4Al + 3O2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 2Al2O3

    Tỉ lệ số nguyên tử Al lần lượt với số phân tử O2 và Al2O3 là: 4:3:2

  • Câu 29: Thông hiểu
    Đốt củi, để tăng tốc độ cháy

    Trong quá trình đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Thổi không khí khô giúp tăng nồng độ O2, củi cháy dễ dàng hơn.

  • Câu 30: Nhận biết
    Phản ứng tỏa nhiệt

    Phản ứng tỏa nhiệt là

    Hướng dẫn:

    Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học kèm theo sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 15 lượt xem
Sắp xếp theo