Luyện tập Phân bón hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Nguyên tố đa lượng

    Phân bón chứa nguyên tố đa lượng gồm:

    Hướng dẫn:

    Phân bón chứa nguyên tố đa lượng gồm: N, P, K

  • Câu 2: Thông hiểu
    Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và trung lượng

    Từ nhiều loại phân bón ta có các chất sau: (NH2)2CO; Ca(H2PO4)2; Ca3(PO4)2; (NH4)2HPO4; Ca(NO3)2; (NH4)2SO4. Số chất chứa cả hai loại nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và trung lượng.

    Hướng dẫn:

    Phân bón cung cấp cho cây trồng 3 loại nguyên tố dinh dưỡng là:

    + Nguyên tố đa lượng: N, P, K.

    + Nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S.

    + Nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Mn, B, Mo …

    Vậy chất chứa cả hai loại nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và trung lượng là: Ca(H2PO4)2; Ca3(PO4)2; Ca(NO3)2; (NH4)2SO4

  • Câu 3: Vận dụng
    Hàm lượng nitrogen cao nhất

    Loại phân đạm nào dưới đây có hàm lượng nitrogen (% nitrogen) cao nhất.

    Hướng dẫn:

    Hàm lượng nitrogen trong ammoni sulfate (NH4)2SO4:

    \% N = \frac{{2.14}}{{132}} \times 100\%  = 21,21\%

    Hàm lượng nitrogen trong ammoni nitrate (NH4NO3):

    \% N = \frac{{2.14}}{{80}} \times 100\%  = 35\%

    Hàm lượng nitrogen trong calcium nitrate (Ca(NO3)2):

    \% N = \frac{{2.14}}{{164}} \times 100\%  = 17,07\%

    Hàm lượng nitrogen trong sodium nitrate (NaNO3):

    \% N = \frac{{14}}{{85}} \times 100\%  = 16,47\%

    Vậy trong các muối trên ammoni nitrate (NH4NO3) có hàm lượng nitrogen cao nhất.

  • Câu 4: Nhận biết
    Phân lân nung chảy

    Phân lân nung chảy có thành phần chính là:

    .

    Hướng dẫn:

    Phân lân nung chảy có thành phần chính là: Ca3(PO4)2

  • Câu 5: Nhận biết
    Độ dinh dưỡng phân lân

    Độ dinh dưỡng của phân lân là:

    Hướng dẫn:

    Độ dinh dưỡng của phân lân là hàm lượng % P2O5 có trong phân bón.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ phân bón là:

    Hướng dẫn:

    Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ phân bón là bón đúng liều, đúng lúc, đúng loại phân, đúng cách

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính số kg phân urea

    Giả sử một hecta trồng lúa cho loại đất bình thường cần 150 kg đạm (N)/1 vụ, cần bón bao nhiêu kg phân urea để cây không bị thiếu đạm và đất không bị ô nhiễm do thừa phân.

    Hướng dẫn:

    Phân urea: (NH2)2CO.

    Hàm lượng nitrogen trong urea ((NH2)2CO):

    \% N = \frac{{2\times  14}}{{60}} \times 100 = 46,67\%

    Khối lượng urea cung cấp 130 kg đạm là: 

    \frac{130}{46,67} \times 100=278,55 (kg)

    Vậy khối lượng urea trong khoảng 278,55 kg/ 1 vụ là phù hợp. 

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định công thức muối nitrate

    Một loại phân đạm chứa muối (A) là nitrate của kim loại R, có 24,39% khối lượng R; biết khối lượng phân tử của (A) bằng 164 amu. Công thức hóa học của (A) là:

    Hướng dẫn:

    Đặt công thức tổng quát của muối là: R(NO3)n.

    Khối lượng của R trong muối là:

    \begin{array}{l}\% R = \frac{{{M_R}}}{{164}} \times 100\\ \Rightarrow {M_R} = \frac{{\% R \times 164}}{{100}} = \frac{{24,39 \times 164}}{{100}} = 40(amu)\end{array}

    Vậy kim loại R làCa.

    Lại có 40 + 62 × n = 164 ⇒ n = 2.

    Vậy công thức hoá học của muối (A) là: Ca(NO3)2.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Cây trồng thiếu kali

    Khi cây trồng bị thiếu kali sẽ có hiện tượng gì:

    Hướng dẫn:

    Khi cây trồng bị thiếu kali sẽ có hiện tượng bị vàng lá, cây tăng trưởng chậm, dễ bị sâu bệnh bị vàng lá, cây tăng trưởng chậm, dễ bị sâu bệnh.

  • Câu 10: Nhận biết
    Phân kali

    Phân kali bổ sung nguyên tố dinh dưỡng

    Hướng dẫn:

    Phân kali bổ sung nguyên tố dinh dưỡng potassium (K), thúc đẩy quá trình tạo ra chất xơ, chất béo, tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây.

  • Câu 11: Nhận biết
    Độ dinh dưỡng của phân kali

    Độ dinh dưỡng của phân kali là:

    Hướng dẫn:

    Độ dinh dưỡng của phân kali là hàm lượng %P2O5 có trong phân.

  • Câu 12: Vận dụng
    Khối lượng KOH

    Cho m gam KOH tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch HCl dư tạo thành dung dịch KCl 0,15M. Xác định giá trị m:

    Hướng dẫn:

    Coi thể tích trước và sau không thay đổi

    Số mol của KCl sau phản ứng là:

    nKCl = CM.V = 0,15×0,5 = 0,075 (mol)

    Phương trình phản ứng hóa học:

    KOH + HCl → KCl + H2O

    1                     1

    Theo tỉ lệ mol phản ứng, số mol của KOH là:

    nKOH = nKCl = 0,075 mol

    Khối lượng KOH tham gia phản ứng là:

    mKOH = nKOH×MKOH = 0,075 × 56 = 4,2 gam. 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo