Đề kiểm tra 45 phút KHTN 8 Chủ đề 7: Môi trường và hệ sinh thái

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Loài ưu thế

    Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

    Hướng dẫn:

    Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về giới thực vật.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn

    Sinh vật nào sau đây luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn?

    Hướng dẫn:

    Cây xanh, vi khuẩn và nấm là luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn.

  • Câu 3: Nhận biết
    Điền vào chỗ trống

    Điền vào chỗ chấm: "Nước là thành phần tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là .... của nhiều loài sinh vật"

    Hướng dẫn:

    Nước là thành phần tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

  • Câu 4: Nhận biết
    Đặc trưng cơ bản của quần thể

    Dấu hiệu không phải là đặc trưng cơ bản của quần thể là

    Hướng dẫn:

    Quần thể sinh vật có các đặt trưng cơ bản như: kích thước quần thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi và sự phân bố cá thể trong quần thể, ...

    Vậy dấu hiệu không phải là đặc trưng cơ bản của quần thể là độ đa dạng loài

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định trạng thái của quần thể

    Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thề ở các nhóm tuổi như sau:

    Nhóm tuổi trước sinh sản: 55 con/ha.

    Nhóm tuổi sinh sản: 30 con/ha.

    Nhóm tuổi sau sinh sản: 25 con/ha.

    Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở trạng thái nào?

    Hướng dẫn:

    Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng đang phát triển:

     

    Màu đỏ: Nhóm tuổi trước sinh sản: 55 con/ha.

    Màu vàng: Nhóm tuổi sinh sản: 30 con/ha.

    Màu đỏ: Nhóm tuổi sau sinh sản: 25 con/ha.

    Tháp này có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản cao → quần thể có xu hướng tăng trưởng kích thước quần thể.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Ví dụ quần thể sinh vật

    Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

    Hướng dẫn:

    Bể cá cảnh trong gia đình không phải là quần thể sinh vật.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tập hợp không phải quần xã sinh vật

    Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?

    Hướng dẫn:

    Tập hợp những con cò trắng trong một đàn cò trên cánh đồng không phải là quần xã sinh vật vì quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau.

  • Câu 8: Nhận biết
    Trật tự của các dạng sinh vật

    Sắp xếp nào dưới đây đúng về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn.

    Hướng dẫn:

    Trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn

    Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải.

  • Câu 9: Nhận biết
    Thành phần vô sinh

    Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất, nước, xác sinh vật, khí oxygen, …

  • Câu 10: Thông hiểu
    Việc làm góp phần bảo vệ môi trường

    Để góp phần bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phải làm là:

    Hướng dẫn:

    Để góp phần bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phải làm là hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh 

  • Câu 11: Vận dụng
    Tìm nhận định đúng

    Cho giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá chép là: 2oC đến 44oC, điểm cực thuận là 28oC. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5,6oC đến 42oC, điểm cực thuận là 30oC. Nhận xét nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

    + Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá chép là: 2oC đến 44oC, điểm cực thuận là 28oC. 

    + Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5,6oC đến 42oC, điểm cực thuận là 30oC

  • Câu 12: Nhận biết
    Dạng tài nguyên

    Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi gọi là

    Hướng dẫn:

    Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi gọi là tái sinh.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Nhân tố con người tác động mạnh mẽ đến môi trường

    Vì sao nhân tố con người có tác động mạnh mẽ tới môi trường thiên nhiên?

    Hướng dẫn:

    Nhân tố con người có tác động mạnh mẽ tới môi trường thiên nhiên vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên vừa cải tạo được thiên nhiên.

  • Câu 14: Nhận biết
    Dấu hiệu điển hình trong quần xã sinh vật

    Những dấu hiệu điển hình trong quần xã sinh vật là:

    Hướng dẫn:

    Những dấu hiệu điển hình trong quần xã sinh vật là số lượng và thành phần loài trong quần xã.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Sinh vật ở hoang mạc kém phát triển

    Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do đâu?

    Hướng dẫn:

    Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do thiếu nước.

  • Câu 16: Nhận biết
    Chọn nhận định đúng

    Nhận định nào đúng trong các nội dung dưới đây.

    Hướng dẫn:

    Nhận định đúng là:Năng lượng khởi đầu trong hệ sinh thái được lấy từ năng lượng mặt trời. 

  • Câu 17: Thông hiểu
    Giới hạn sinh thái

    Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?

    Hướng dẫn:

    Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí điểm cực thuận.

  • Câu 18: Vận dụng
    Xác định chuỗi thức ăn

    Cho các sinh vật sau: cỏ, ếch, rắn, châu chấu, diều hâu. Chuỗi thức ăn nào có các loài sinh vật trên là:

    Hướng dẫn:

    Chuỗi thức ăn nào có các loài sinh vật trên là

    cỏ → châu chấu → ếch → rắn → diều hâu.

  • Câu 19: Nhận biết
    Xác định tên gọi hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh

    Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó tương tác thành một thể thống nhất được gọi là

    Hướng dẫn:

    Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó tương tác thành một thể thống nhất được gọi là hệ sinh thái

  • Câu 20: Nhận biết
    Nhân tố hữu sinh

    Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh?

    Hướng dẫn:

     Nhân tố hữu sinh: Con người và các sinh vật khác.

  • Câu 21: Thông hiểu
    Tỉ lệ giới tính thay đổi do

    Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo yếu tố nào?

    Hướng dẫn:

    Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo yếu tố lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.

  • Câu 22: Thông hiểu
    Đặc trưng nhóm tuổi

    Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhóm tuổi của quần thể là:

    Hướng dẫn:

    Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhóm tuổi của quần thể là xác định được trạng thái phát triển của quần thể.

  • Câu 23: Thông hiểu
    Quần xã sinh vật có độ đa dạng nhất

    Quần xã nào sau đây có độ đa dạng cao nhất?

    Hướng dẫn:

    Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao nhất.

  • Câu 24: Thông hiểu
    Quần thể sinh vật tự nhiên

    Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên:

    Hướng dẫn:

    Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi không phải là quần thể sinh vật tự nhiên.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Nhận biết một nhóm cá thể

    Dấu hiệu để nhận biết một nhóm cá thể là quần thể sinh vật là:

    (1) Cùng loài.

    (2) Cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

    (3) Có khả năng sinh sản tạo nên những thế hệ mới.

    (4) Đa dạng các loài.

    (5) Có thể thích nghi sinh sống trong các môi trường khác nhau.

    Hướng dẫn:

    Dấu hiệu để nhận biết một nhóm cá thể là quần thể sinh vật là:

    (1) Cùng loài.

    (2) Cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

    (3) Có khả năng sinh sản tạo nên những thế hệ mới.

  • Câu 26: Thông hiểu
    Quần xã sinh vật

    Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng thích nghi cao với môi trường. Hiện tượng này gọi là

    Hướng dẫn:

    Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là sự cân bằng sinh học trong quần xã

  • Câu 27: Vận dụng
    Nhận xét nào đúng mức độ sinh trưởng của cá rô phi

    Nhận xét nào đúng mức độ sinh trưởng của cá rô phi ở Việt Nam trong giới hạn nhiệt độ của chúng từ 5,6oC – 42oC. 

    Hướng dẫn:

     

    Cá rô phi ở Việt Nam tồn tại được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6oC – 42oC, 

    + Nhiệt độ 5,6oC là giới hạn dưới, 42oC là giới hạn trên.

    + Nếu nhiệt độ dưới 5,6oC hoặc trên 42oC thì cá rô phi sẽ chết 

    + Cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở khoảng nhiệt độ từ 20oC – 35oC và sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ là 30o

  • Câu 28: Thông hiểu
    Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật

    Giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật đều:

    Hướng dẫn:

    Giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật đều tập hợp nhiều cá thể sinh vật.

  • Câu 29: Nhận biết
    Hệ sinh thái tự nhiên

    Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?

    Hướng dẫn:

     Rừng nhiệt đới là hệ sinh thái tự nhiên.

  • Câu 30: Nhận biết
    Môi trường chủ yếu của sinh vật

    Môi trường chủ yếu của sinh vật là

    Hướng dẫn:

    Môi trường chủ yếu của sinh vật là đất, nước, trên mặt đất, không khí và sinh vật

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (37%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo