Đòn bẩy

I. Cấu tạo của đòn bẩy

Đòn bẩy là một thanh cứng có thể quay quanh một trục xác định gọi là điểm tựa.

Ví dụ: Dùng một thước gỗ và bút chì bố trí, ta dễ dàng nâng chồng sách lên khỏi mặt bàn với một lực nhỏ từ ngón tay.

Thước gỗ được sử dụng là một đòn bẩy.

Cấu tạo của đòn bẩy:

  • Điểm tựa O. Đòn bẩy quay quanh điểm tựa này, còn được gọi là trục quay.
  • Trọng lượng của vật cần nâng, kí hiệu là F1, đặt vào điểm O1 của đòn bẩy.
  • Lực tác dụng, kí hiệu là F2, đặt vào điểm O2 của đòn bẩy.

Hình 1: Một đòn bẩy đơn giản

II. Ứng dụng của đòn bẩy trong thực tiễn

  • Cách sử dụng đòn bẩy để nâng vật một cách dễ dàng:

Hình 2: Dùng đòn bẩy để nâng vật nặng

  • Tuỳ theo sự sắp xếp về điểm tựa O, điểm đặt O1 của trọng lượng F1 và điểm đặt O2 của lực tác dụng F2, có ba loại đòn bẩy được sử dụng cho những mục đích khác nhau.
a) Đòn bẩy loại 1 b) Đòn bẩy loại 2 c) Đòn bẩy loại 3

Hình 3: Ba loại đòn bẩy

Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực, hoặc làm tăng, giảm lực tuỳ theo mục đích sử dụng.

a) Cái kéo b) Cái kẹp vỏ hạt c) Cái bấm kim
d) Mái chèo d) Xe cút kít d) Cần câu cá

Hình 3: Một số ứng dụng đòn bẩy thường gặp

Mở rộng:

Trong cơ thể người, hệ thống xương và cơ bắp tạo thành các loại đòn bẩy khác nhau. Xương đóng vai trò là thanh của đòn bẩy, các khớp nối của xương là điểm tựa của đòn bẩy, cơ bắp cung cấp lực cho đòn bẩy hoạt động.

Hình 4: Các loại đòn bẩy trong cơ thể người
Câu trắc nghiệm mã số: 39493,39304,38737
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo