Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm

I. Dinh dưỡng

1. Khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, mối quan hệ giữa tiêu hoá và dinh dưỡng

  • Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể.
  • Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn, có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo cơ thể và năng lượng cho các hoạt động sống. Chất dinh dưỡng gồm nhóm chất sinh năng lượng như protein (chất đạm), lipid (chất béo), carbohydrate (chất bột đường); nhóm
    chất không sinh năng lượng (vitamin, chất khoáng, nước).
  • Nhờ quá trình tiêu hoá, thức ăn vào cơ thể được biến đổi thành các chất dinh dưỡng. Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng để tạo năng lượng giúp duy trì sức khoẻ tốt; phòng ngừa các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống; hồi phục sức khoẻ sau thời kì bệnh tật, thương tích.

Hình 1: Mối quan hệ giữa tiêu hoá và dinh dưỡng

2. Chế độ dinh dưỡng của con người ở các độ tuổi, nguyên tắc lập khẩu phần ăn

  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cơ thể phát triển cân đối; phòng ngừa bệnh, tật; …
  • Chế độ dinh dưỡng của con người thay đổi theo giới tính, độ tuổi, loại hình lao động, điều kiện môi trường sống, …
  • Nguyên tắc lập khẩu phần ăn: đủ lượng thức ăn và năng lượng phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng; cân đối về thành phần các nhóm chất dinh dưỡng; cung cấp đầy đủ năng lượng hằng ngày cho cơ thể.
Bảng: Nhu cầu năng lượng của con người 
Giới tính Lứa tuổi Nhu cầu năng lượng theo loại hình lao động
(Kcal/ngày)
Nhẹ Vừa Nặng
 Nam, nữ Dưới 6 tháng 555
 Nam, nữ 7 – 12 tháng 710
 Nam, nữ 1 – 3 tuổi 1180
 Nam, nữ 4 – 6 tuổi 1470
 Nam, nữ 7 – 9 tuổi 1825
 Nam 10 – 12 tuổi 2110
13 – 15 tuổi 2650
16 – 18 tuổi 2980
19 – 30 tuổi 2300 2700 3300
31 – 60 tuổi 2200 2600 3200
> 60 tuổi 1900 2200 2600
 Nữ 10 – 12 tuổi 2010
13 – 15 tuổi 2200
16 – 18 tuổi 2240
19 – 30 tuổi 2200 2300 2600
31 – 60 tuổi 2100 2200 2500
> 60 tuổi 1800 1900 2200
Phụ nữ mang thai 3 tháng +360 +360
Phụ nữ mang thai 6 tháng + 475 + 475

3. Thực hành xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ con người. Tuỳ vào mỗi đối tượng (trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, …) mà chế độ dinh dưỡng sẽ khác nhau. 

Hình 2: Tháp dinh dưỡng hợp lí cho người trưởng thành (giai đoạn
2016 – 2020) – Mức tiêu thụ trung bình cho một người trong một ngày

4. Vận dụng hiểu biết về dinh dưỡng và tiêu hoá để phòng, chống các bệnh về tiêu hoá cho bản thân và gia đình

  • Protein, lipid, carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu bữa ăn chứa hàm lượng protein, lipid quá nhiều kèm với việc ít vận động thì cơ thể sẽ có nguy cơ bị béo, mắc bệnh Gout, …
  • Vitamin và các chất khoáng là chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, chúng tham gia vào nhiều hoạt động như cấu tạo tế bào; chuyển hoá các chất. Thiếu hoặc thừa vitamin, chất khoáng đều gây hại đến sức khoẻ. Ví dụ, trẻ em thiếu vitamin D sẽ mắc bệnh còi xương; thiếu vitamin A có thể mắc các bệnh về mắt như khô mắt, quáng gà, …

II. An toàn thực phẩm

1. An toàn thực phẩm 

An toàn thực phẩm là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người. 

Một số nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm:

  • Thực phẩm bị nhiễm các sinh vật gây hại: vi khuẩn, nấm mốc, …
  • Thực phẩm bảo quản và chế biến không đúng cách: không rửa tay trước khi chế biến, cấp đông thức ăn khi vừa đun nóng, …
  • Thực phẩm có sẵn chất độc như cá nóc, cóc, nấm độc, khoai tây mọc mầm, …; thực phẩm bị ô nhiễm kim loại nặng, …

2. Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm và cách phòng, chống; vận dụng hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm để đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn cho bản thân và gia đình 

  • Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm như: tiêu chảy, tả, viêm đại tràng, ngộ độc thực phẩm, …
  • Biện pháp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: nên lựa chọn các thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng, …; áp dụng các biện pháp bảo quản phù hợp với từng loại thực phẩm; đảm bảo an toàn khi chế biến; giữ vệ sinh ăn uống; …
Câu trắc nghiệm mã số: 39541,37660,38185
  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo