Đề kiểm tra 45 phút KHTN 8 Chủ đề 5: Nhiệt

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Ấm nhôm sôi nhanh hơn ấm đất vì

    Khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì ta thấy nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn, tại sao lại như vậy?

    Hướng dẫn:

    Khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì ta thấy nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

  • Câu 2: Nhận biết
    Vật hấp thụ nhiệt tốt

    Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?

    Hướng dẫn:

    Vật màu tối thì hấp thụ nhiệt tốt

    Vận càng nhẵn ⇒ phản xạ nhiệt càng lớn

    ⇒ Vật hấp thụ nhiệt tốt là vật có bề mặt sần sùi và sẫm màu

  • Câu 3: Thông hiểu
    Ứng dụng của truyền nhiệt

    Chúng ta có thể thấy ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng

    Hướng dẫn:

    Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng đối lưu.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Giải thích quả bóng bàn bóp méo khi nhúng vào nước nóng sẽ phồng trở lại

    Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?

    Hướng dẫn:

    Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra ⇒ quả bóng phồng lên.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

    Hướng dẫn:

    Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

    Hướng dẫn:

     Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng

  • Câu 7: Nhận biết
    Dẫn nhiệt

    Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của

    Hướng dẫn:

     Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Đứng gần một đống lửa, ta cảm thấy nóng

    Đứng gần một đống lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?

    Hướng dẫn:

    Đứng gần một đống lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách bức xạ nhiệt.

  • Câu 9: Vận dụng
    Sự dẫn nhiệt

    Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng không liên quan đến dẫn nhiệt là:

    Hướng dẫn:

    Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người chủ yếu bằng cách bức xạ nhiệt.

  • Câu 10: Nhận biết
    Chọn phát biểu sai

    Chọn câu phát biểu sai:

    Hướng dẫn:

    Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Nhận định không đúng

    Trong các câu sau đây về nhiệt năng, câu nào là không đúng?

    Hướng dẫn:

    Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng của một vật thu vào sai vì: Nhiệt lượng mới là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Cách làm thay đổi nội năng của vật

    Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?

    Hướng dẫn:

     Đưa vật lên cao không làm thay đổi nội năng của vật

  • Câu 13: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng thì sẽ như nào?

    Hướng dẫn:

    Khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng, vì bình nở ra nên chất khí trong bình cũng có thể tích tăng.

  • Câu 14: Vận dụng
    Thứ tự sắp xếp đúng với khả năng dẫn nhiệt

    Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, sắt. Thứ tự sắp xếp đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần là:

    Hướng dẫn:

    Thứ tự sắp xếp đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần gỗ, nước đá, sắt, bạc

  • Câu 15: Thông hiểu
    Vật có nhiệt năng

    Dựa vào đâu mà ta nhận biết được một vật có nhiệt năng?

    Hướng dẫn:

    Dựa vào có thể làm biến đổi nhiệt độ các vật mà ta nhận biết được một vật có nhiệt năng

  • Câu 16: Vận dụng
    Vị trí đốt nóng ống nghiệm

    Tiến hành thí nghiệm nung nóng 1 lượng nhỏ KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxygen, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống để lượng khí oxygen sinh ra nhanh và nhiều hơn?

    Hướng dẫn:

    Tiến hành thí nghiệm nung nóng 1 lượng nhỏ KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxygen, cần đốt nóng ống ở vị trí đáy ống nghiệm để lượng khí oxygen sinh ra nhanh và nhiều hơn.

  • Câu 17: Nhận biết
    Sự nở vì nhiệt của không khí

    Sự nở vì nhiệt của không khí có ứng dụng gì?

    Hướng dẫn:

     Sự nở vì nhiệt của không khí là cơ sở để chế tạo khí cầu.

  • Câu 18: Vận dụng
    Sự truyền nhiệt

    Trong chân không, một miếng nhôm được đun nóng có thể truyền nhiệt cho một miếng nhôm không được đun nóng

    Hướng dẫn:

    Trong chân không, một miếng nhôm được đun nóng có thể truyền nhiệt cho một miếng nhôm không được đun nóng chỉ bằng bức xạ nhiệt. 

  • Câu 19: Nhận biết
    Sự dẫn nhiệt

    Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Chọn câu trả lời đúng nhất.

    Hướng dẫn:

    Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

  • Câu 20: Nhận biết
    Chọn cách sắp xếp đúng

    Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

    Hướng dẫn:

    Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít là: Khí, lỏng, rắn.

  • Câu 21: Nhận biết
    Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu

    Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì

    Hướng dẫn:

    Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

  • Câu 22: Vận dụng
    Giải thích hiện tượng

    Sau khi bơm bánh xe đạp căng, nếu để ngoài trưa nắng thì dễ bị nổ là do:

    Hướng dẫn:

    Sau khi bơm bánh xe đạp căng, nếu để ngoài trưa nắng thì dễ bị nồ là do nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

  • Câu 23: Thông hiểu
    Nhiệt độ của vật giảm

    Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật

    Hướng dẫn:

    Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật  chuyển động chậm đi

  • Câu 24: Thông hiểu
    Năng lượng không tái tạo

    Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

    Hướng dẫn:

    Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thủy triều,…

    Suy ra năng lượng từ than đá không phải năng lượng tái tạo.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Bức xạ nhiệt

    Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt năng từ

    Hướng dẫn:

    Sự truyền nhiệt từ đầu một thanh đồng được hơ nóng sang đầu kia không phải là bức xạ nhiệt.

  • Câu 26: Vận dụng
    Chọn câu trả lời đúng

    Khi bỏ một thanh kim loại đã được nung nóng đến 85oC vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 25oC), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Chọn câu trả lời đúng dưới đây?:

    Hướng dẫn:

    Khi bỏ một thanh kim loại đã được nung nóng đến 85oC vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24oC) thì nhiệt năng của thanh kim loại giảm và của nước tăng.

  • Câu 27: Vận dụng
    Cách mở lọ thủy tinh bị kẹt

    Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt ta phải làm nóng cổ lọ.

  • Câu 28: Thông hiểu
    Nhận định sai về nội năng

    Nhận định nào sau đây sai khi nói về nội năng

    Hướng dẫn:

    Nhận định sai là: Nội năng chính là nhiệt lượng của vật vì nội năng là một dạng năng lượng còn nhiệt lượng không được gọi là một dạng năng lượng

  • Câu 29: Thông hiểu
    Chọn câu trả lời sai

    Nhận định nào dưới đây không chính xác

    Hướng dẫn:

    Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt sai vì các vật lạnh vẫn có thể bức xạ nhiệt

  • Câu 30: Vận dụng
    Làm lạnh thanh sắt

    Khi một vật thanh sắt được làm lạnh đi thì

    Hướng dẫn:

    Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

    m = D.V

    ⇒ Khi một thanh sắt được làm lạnh đi thì vật co lại và thể tích của vật giảm đi.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (23%):
    2/3
  • Thông hiểu (47%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo