Dãy gồm các kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
Dãy gồm các kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là Zn, Fe, Mg.
Dãy gồm các kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
Dãy gồm các kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là Zn, Fe, Mg.
Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong.
Khí mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong là khí SO2.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
Khí sinh ra là H2 → loại
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2O
Khí sinh ra là SO2 → đúng với đề bài yêu cầu
FeSO4 không phản ứng với HCl
Na2CO3 + 2HCl → NaCl + CO2↑ + H2O
Khí sinh ra là CO2 không có mùi → loại
Dãy chất nào dưới đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng là:
Nhận thấy dãy chất Ba(OH)2, BaCl2, Ba(NO3)2 tan tạo kết tủa BaSO4 màu trắng
Còn MgO, CuO không tan
Vậy dãy chất BaCl2, Ba(NO3)2 thoả mãn điều kiện.
Phương trình phản ứng minh họa
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
Ba(NO3)2 + H2SO4 → 2HNO3 + BaSO4 ↓
Để nhận biết Na2SO4, MgCl2, H2SO4, Ba(OH)2 ta sử dụng hóa chất nào sau đây
Để nhận biết Na2SO4, MgCl2, H2SO4, Ba(OH)2 ta sử dụng quỳ tím
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Nhỏ các dung dịch trên vào mẫu giấy quỳ tím:
+ Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh là Ba(OH)2
+ Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4.
+ Dung dịch không đổi màu là: MgCl2, Na2SO4.
Cho dung dịch Ba(OH)2 đã nhận biết được vào nhóm dung dịch không đổi màu MgCl2, Na2SO4.
Thấy xuất hiện kết tủa trắng thì chất ban đầu chính là Na2SO4.
Phương trình phản ứng
Na2SO4 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaSO4( ↓)
Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng 200 gam dung dịch NaOH 10%. Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển màu gì?
Số mol H2SO4 tham gia phản ứng
nH2SO4 = VH2SO4 × CM H2SO4 = 0,2 ×1 = 0,2 mol
Theo công thức tính nồng độ phần trăm
⇒ nNaOH = mNaOH:MNaOH = 20:40 = 0,5 (mol)
Phương trình phản ứng:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
2 1
Theo phản ứng ta có tỉ lệ mol:
Vậy sau phản ứng NaOH dư, dung dịch sau phản ứng có Na2SO4 không làm đổi màu quỳ tím và NaOH dư nên sẽ làm quỳ tim chuyển sang màu xanh.
Hòa tan 9,4 gam K2O vào nước dư thu được dung dịch X. Cho X vào 200 gam dung dịch CuSO4 16% thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Số mol K2O là:
nK2O = mK2O:MK2O = 9,4:94 = 0,1 (mol)
Phương trình phản ứng
K2O + H2O → 2KOH
Theo tỉ lệ mol phản ứng ta có số mol của KOH là:
nKOH = 2.nK2O = 0,1.2 = 0,2 (mol)
Theo công thức tính nồng độ phần trăm ta có:
nCuSO4 = mCuSO4:MCuSO4 = 32:160 = 0,2 (mol)
Phương trình phản ứng khi cho X (KOH) tác dụng với CuSO4 là:
2KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2 ↓
2 1 1
Xét tỉ lệ mol ta có:
Vậy sau phản ứng CuSO4 dư, KOH phản ứng hết, lượng chất tham gia, sản phẩm tính theo KOH
Chất kết tủa chính là Cu(OH)2
Theo tỉ lệ mol phản ứng, số mol Cu(OH)2 là:
nCu(OH)2 = nKOH : 2 = 0,2:2 = 0,1 (mol)
Khối lượng chất kết tủa là:
mCu(OH)2 = nCu(OH)2 × MCu(OH)2 = 0,1 × 98 = 9,8 gam
Hợp chất Ca(NO3)2 có tên gọi là:
Hợp chất Ca(NO3)2 có tên gọi là: Calcium nitrate
Dãy chất dung dịch làm quỳ tìm đổi sang màu xanh là:
Dung dịch base tan làm quỳ tìm đổi sang màu xanh.
Vậy dãy chất NaOH, KOH, Ca(OH)2 gồm các dung dịch base tan làm quỳ tím hóa xanh.
Nhóm dung dịch nào sau đây có pH > 7.
+ Nếu pH < 7, dung dịch có môi trường acid.
+ Nếu pH = 7, dung dịch có môi trường trung tính.
+ Nếu pH > 7, dung dịch có môi trường base.
Nhóm NaOH, KOH có môi trường base nên pH > 7.
Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?
Các oxide base không tan là: CuO, Fe2O3
Hầu hết Oxide acid đều tan
Dãy các oxide tan trong nước là: Na2O, CaO, P2O5, SO2
Cho các chất: CuO, BaCl2, Mg, MgO. Chất tác dụng được với dung dịch hydrochloric acid tạo dung dịch màu xanh là:
CuO tác dụng được với dung dịch hydrochloric acid tạo dung dịch màu xanh CuCl2.
Phương trình phản ứng hóa học:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Hòa tan 8,0 gam oxide của một kim loại hóa trị II vào 50 gam dung dịch HCl 14,6% thì vừa đủ. Oxide đó là:
Gọi công thức của kim oxide kim loại hóa trị II là RO.
Theo công thức tính nồng độ phần trăm ta có:
⇒nHCl = mHCl : MHCl = 7,3 : 36,5 = 0,2 (mol)
Phương trình phản ứng:
RO + 2HCl → RCl2 + H2O
1 2
Theo tỉ lệ mol phản ứng ta có:
nRO = nHCl : 2 = 0,2 : 2 = 0,1 (mol)
Để xác định được oxide RO ta cần tính được khối lượng mol RO theo công thức sau:
MRO = mRO : nRO = 8 : 0,1 = 80 (gam/mol)
Ta có MRO = MR + 16 = 80 ⇒ MR = 80 - 16 = 64 (R là Cu)
Vậy công thức oxide cần tìm là CuO.