Đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 Chủ đề 2: Một số hợp chất vô cơ. Thang pH

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
15:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Muối tác dụng sulfuric acid loãng

    Nhóm muối nào sau đây tác dụng với dung dịch sulfuric acid loãng?

    Hướng dẫn:

    Nhóm BaCl2, CaCO3 tác dụng với H2SO4 loãng

    Phương trình phản ứng:

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

    Na2CO3 + H2SO4 → H2O + CO2 ↑ + Na2SO4

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính thể tích khí H2

    Cho 3,24 gam Aluminium tác dụng với hydrochloric acid dư, sau phản ứng thu được V lít khí H2 ở điều kiện chuẩn. Giá trị của V là:

    Hướng dẫn:

    Số mol Al tham gia phản ứng là:

    nAl = 3,24 : 27 = 0,12 (mol)

    Phương trình phản ứng hóa học: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Tỉ lệ số mol:                                   2        6             2            3

    Theo tỉ lệ số mol phản ứng, ta có số mol của H2 thu được là:

    nH2 = \frac{3}{2}nAl = \frac{3}{2} × 0,12 = 0,18 (mol)

    Thể tích khí H2 thu được là:

    VH2 = nH2  × 24,79 = 0,18 × 24,79 = 4,4622 lít.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Phương trình phản ứng đúng

    Hoàn thành phương trình phản ứng sau: 

    HCl + ...?... → NaCl + CO2 + H2

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng hoàn chỉnh:

    Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Nhúng quỳ tím vào nước chanh

    Nhúng giấy quỳ tím vào nước chanh thì quỳ tím sẽ chuyển sang màu gì?

    Hướng dẫn:

    Nước chanh có pH < 7 dó đó có môi trường acid làm quỳ tím hóa đỏ.

  • Câu 5: Nhận biết
    Muối không tan

    Muối không tan trong nước là:

    Hướng dẫn:

    Muối không tan trong nước là BaSO4. Còn lại đều là muối tan

  • Câu 6: Nhận biết
    Tính chất hóa học của acid

    Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất nào sau đây tạo thành khí hydrogen?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng minh họa

    CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

    2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    H2SO4 + MgO → H2O + MgSO4

    Vậy dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Zn tạo thành khí hydrogen

  • Câu 7: Nhận biết
    Phân bón hóa học

    Các loại phân bón hóa học đều là những chất có chứa:

    Hướng dẫn:

    Các loại phân bón hóa học đều là những chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Muối sodium chloride có nhiều trong

    Trong tự nhiên muối sodium chloride có nhiều trong:

    Hướng dẫn:

    Trong tự nhiên muối sodium chloride có nhiều trong nước biển.

  • Câu 9: Vận dụng cao
    Khối lượng muối trong dung dịch Z

    Cho 3,68 gam hỗn hợp 2 muối XCO3 và YCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 1,4874 lít CO2 ở đkc và dung dịch Z. Khối lượng muối trong dung dịch Z là:

    Hướng dẫn:

    Số mol của CO2 thu được sau phản ứng là:

    nCO2 = VCO2 : 24,79 =  1,4874 : 24,79 = 0,06 mol

    Gọi số mol của XCO3 và YCO3 lần lượt là a và b

    Phương trình phản ứng tổng quát

    XCO3 + 2HCl→ XCl2 + H2O + CO2↑ (1)

    a         → 2a       → a                 → a

    YCO3 + 2HCl→ YCl2 + H2O + CO2↑ (2)

    b           →2b      → b                 → b

    Từ phương trình (1) và (2) ta có

    nH2O (1) + nH2O (2) = nCO2 (1) + n CO2 (2) = a + b = nCO2 = 0,06 mol

    nHCl (1) + nHCl (2) = 2nCO2 (1) + 2n CO2 (2) = 2(a + b) = 2nCO2 = 0,12 mol

    Khối lượng dung dịch Z gồm XCl2 và YCl2

    Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mXCO3 + mYCO3 + mHCl = mXCl2 + mYCl2 + mH2O + mCO2

    ⇒ mXCl2 + mYCl2 = mXCO3 + mYCO3 + mHCl – (mH2O + mCO2)

    =  3,68 + 0,12 × 36,5 – (0,06 × 18 + 0,06 × 44)

    = 4,34 gam

  • Câu 10: Thông hiểu
    Oxide làm đục nước vôi trong

    Oxide nào sau đây làm vẩn đục nước vôi trong dư?

    Hướng dẫn:

    CO2 làm đục nước vôi trong do phản ứng

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

    Phản ứng này tạo kết tủa nên làm đục nước vôi trong.

  • Câu 11: Nhận biết
    Base tác dụng với dung dịch acid

    Base tác dụng với dung dịch acid tạo thành.

    Hướng dẫn:

    Base tác dụng với dung dịch acid tạo thành Muối và nước.

    Ví dụ:

    NaOH + HCl → NaCl + H2O

  • Câu 12: Nhận biết
    Base kiềm

    Base nào sau đây là kiềm?

    Hướng dẫn:

     Base tan tốt trong nước được gọi là kiềm (KOH, NaOH, Ba(OH)2, ...)

    Vậy Base NaOH là kiềm.

  • Câu 13: Nhận biết
    Oxide acid

    Dãy oxide nào dưới đây thuộc oxide acid?

    Hướng dẫn:

    Oxide acid thường là oxide của các nguyên tố phi kim.

    Vậy dãy oxide thuộc oxide acid là: SO2, P2O5, CO2, N2O5

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính khối lượng BaCO3

    Cho 120 gam dung dịch Ba(OH)2 8,55% vào dung dịch K2CO3 dư, sau phản ứng thu được m gam BaCO3. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Áp dung công thức tình nồng độ phần trăm 

    C\%=\frac{m_{ct} }{m_{dd} } \times 100\%

    Khối lượng của Ba(OH)2 có trong dung dịch là:

    m_{Ba(OH)_{2} } =\frac{C\%\times {m_{dd} }}{100\%}  =\frac{8,55\times120 }{100} =10,26 (gam)

    Số mol Ba(OH)2 là:

    nBa(OH)2 = m : M = 10,26 : 171 = 0,06 mol

    Phương trình phản ứng: K2CO3 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaCO

    Tỉ lệ số mol:                      1                   1               2           1

    Theo phương trình ta có số mol của BaCO3 là:

    nBaCO3 = nBa(OH)2 = 0,06 mol

    Khối lượng của BaCO3 là:

    mBaCO3 = 0,06 × 197 = 11,82 gam.

  • Câu 15: Nhận biết
    Độ base mạnh nhất

    Cho dung dịch có các giá trị pH dưới đây, dung dịch nào có độ base mạnh nhất.

    Hướng dẫn:

    pH của một dung dịch cho biết độ acid, độ base của dung dịch

    pH > 7 có môi trường base. pH càng cao độ base càng mạnh.

    Dung dịch có pH = 14 có độ base mạnh nhất.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo