Hệ bài tiết ở người

I. Chức năng của hệ bài tiết

Hệ bài tiết có chức năng loại bỏ các chất thải, chất dư thừa, chất độc ra khỏi cơ thể, đồng thời duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường.

Các sản phẩm bài tiết chủ yếu

Cơ quản bài tiết chủ yếu Sản phẩm thải chủ yếu
Phổi CO2
Thận Nước tiểu (uric acid, urea)
Da Mồ hôi

II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

Hệ bài tiết nước tiểu ở người gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang và niệu đạo.

Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu ở người
Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu ở người

Thận: Có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi cơ thể có hai quả thận (một quả thận trái và một quả thận phải).

Ống dẫn nước tiểu: Có vai trò dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang.

Bàng quang: Cơ quan tích trữ nước tiểu.

Niệu đạo: Cơ quan đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể.

Thận được cấu tạo gồm: lớp vỏ thận, tuỷ thận, bể thận, ống dẫn nước tiểu; thận là cơ 1 có nhiệm vụ lọc máu, tạo nước tiểu, ông dẫn.

III. Một số bệnh về hệ bài tiết nước tiểu, vận dụng hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khỏe

1. Một số bệnh về hệ bài tiết

Bệnh liên quan đến hệ bài tiết Triệu chứng Nguyên nhân
Viêm đường tiết niệu (đường dẫn nước tiểu) Gây đau buốt nhói khi đi tiểu Do nhiễm vi khuẩn vào đường tiết niệu
Sỏi thận Gây đau lưng, có khi đau dữ dỗi, đôi lúc có máu trong nước tiểu, bí tiểu do sự tích tụ các chất trong nước tiểu tạo thành khối rắn nằm trong thận hoặc di chuyển trong đường tiết niệu Có nhiều nguyên nhân như: uống ít nước, chế độ ăn quá nhiều muối, đạm, yếu tố di truyền.
Viêm cầu thận Phù mặt, phù chân, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, tiểu ra máu, có thể sốt nhẹ, có protein niệu, ... Sau nhiễm liên cầu do viêm họng cấp, nhiễm khuẩn ngoài da, đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cầu thận cấp tái phát nhiều lần thành viêm cầu thận mạn tính, dùng một số loại thuốc, hóa chất ảnh hưởng đến cầu thận, tăng huyết áp không kiểm soát, ...
Suy thận Tức ngực, suy nhược cơ thể, da bị phát ban và ngứa ngáy, khó thở, cơ thể phù nề, mệt mỏi kéo dài, nôn, hôn mê, ngứa toàn thân dai dẳng, ... Bệnh đái tháo đường, mất kiểm soát, tăng huyết áp, viêm cầu thận, tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, sỏi thận, trào ngược bàng quang, niệu quản nhiễm trùng nặng, sử dụng thuốc không đúng cách suy gan, bệnh tim.

2. Cách phòng, chống bệnh liên quan hệ bài tiết nước tiểu và vận dụng hiểu biết để bảo vệ sức khỏe

Phần lần nguyên nhân gây bệnh về hệ bài tiết đều bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt và ăn uống..

Vận dụng hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khoẻ bằng cách điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống hằng ngày. Giúp phòng, chống, hạn chế mắc bệnh liên quan đến hệ bài tiết.

Thói quen sinh hoạt và ăn uống để có hệ bài tiết khỏe mạnh:

  • Cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí, lành mạnh: uống đủ nước, hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, hạn chế uống thuốc giải khát có gas, hạn chế uống rượu, bia.
  • Không tự ý uống thuốc, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không nhịn tiểu.
  • Vận động thể dục, thể thao phù hợp.
  • Vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ.
Uống nước
Uống nước
Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Vận động thể dục
Vận động thể dục
Hạn chế uống rượu, bia
Hạn chế uống rượu, bia

IV. Một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo

1. Ghép thận

Ghép thận là lấy thận khoẻ mạnh của người cho ghép cho người nhận.

Vị trí thuận lợi để đặt thận mới thường là vùng hố chậu bên phải (hoặc bên trái).

Hầu hết bệnh nhân được ghép thận từ người cho có cùng huyết thống. Tuổi thọ của quả thận ghép có thể kéo dài 30 -40 năm nếu được chăm sóc đúng cách.

Ghép thận là một phương pháp điều trị tốt cho người bệnh suy thận mãn tính.

Sơ đồ vị trí ghép thận
Sơ đồ vị trí ghép thận

2. Chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị cho người bệnh có thận không còn khả năng lọc bỏ chất thải, chất độc ra khỏi cơ thể, nhờ hệ thống lọc máu nhân tạo người bệnh cần chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.

Sơ đồ lọc máu nhân tạo
Sơ đồ lọc máu nhân tạo

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máy bơm sẽ từ từ rút máu chưa lọc của bệnh nhân ra ngoài (lấy từ vị trí tĩnh mạch cánh tay), sau đó được bổ sung máu loãng. Tại máy lọc máu, máu được xử lí để loại bỏ chất thải, chất độc, chất dư thừa rồi đưa đến nơi giữ bọt khí. Sau đó, máu đã được lọc sạch được đưa trở lại tĩnh mạch cánh tay vào cơ thể của người bệnh. 

  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo