Đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 Chủ đề 1: Phản ứng hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
15:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tỉ khối của khí X đối với không khí

    Tỉ khối của khí X đối với không khỉ nhỏ hơn 1. X là chất khí nào sau đây.

    Hướng dẫn:

     Theo đề bài ta có: dA/kk < 1

    ⇒ MA < Mkk (Biế không khí có khối lượng mol trung bình là 29 gam/mol)

    Xét khối lượng mol các chất:

    MO2 = 16 × 2 = 32 gam/mol.

    MSO2 = 32 ×1 + 16 × 2 = 64 gam/mol.

    MCO2 = 12 × 1 + 16 × 2 = 44 gam/mol.

    MN2 = 14 × 2 = 28 gam/mol.

    ⇒ MN2 < Mkk (28 < 29)

  • Câu 2: Thông hiểu
    Phản ứng tỏa nhiệt

    Chọn đáp án sai. Phản ứng tỏa nhiệt là:

    Hướng dẫn:

     Điều chế oxygen không phải phản ứng tỏa nhiệt

  • Câu 3: Nhận biết
    Phương trình phản ứng đúng

    Phương trình phản ứng nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

     Phương trình phản ứng đúng là:

    2C2H2 + 5O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 4CO2 + 2H2O.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính khối lượng Ba(OH)2

    Hòa tan 300 ml Ba(OH)2 0,2M. Tính khối lượng Ba(OH)2.

    Hướng dẫn:

    Đổi 300 ml = 0,3 lít

    Số mol Ba(OH)2 là:

    nBa(OH)2 = V × CM = 0,3 × 0,2 = 0,06 (mol)

    Khối lượng của Ba(OH)2 là:

    mBa(OH)2 = n × M = 0,06 × 171 = 10,26 gam.

  • Câu 5: Nhận biết
    Để chứa hóa chất

    Để chứa hóa chất cần dùng dụng cụ:

    Hướng dẫn:

    Để chứa hóa chất cần dùng dụng cụ là lọ thủy tinh.

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính giá trị m

    Để đốt cháy hoàn toàn m gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxygen, sau phản ứng thu được sản phẩm Al2O3. Giá trị m là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình hoá học: 4Al + 3O2 → 2Al2O3

    Tỉ lệ các chất:                 4       :  3       : 2

    Số mol oxygen cần cho phản ứng là: 

    n_{O_{2} }  = m_{O_{2} }  : M_{O_{2} }  = 9,6:32 = 0,3 (mol)

    Theo tỉ lệ mol của phản ứng ta có:

    n_{Al}  = \frac{4}{3} n_{O_{2} } =\frac{4}{3}\times 0,3= 0,4 (mol)

    Khối lượng Al phản ứng là:

    mAl = nAl × MAl = 0,4 × 27 = 10,8 gam.

  • Câu 7: Vận dụng
    Nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl

    Hoà tan 20 gam NaCl vào 130 gam nước thu được dung dịch NaCl. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl thu được là:

    Hướng dẫn:

    Khối lượng dung dịch = khối lượng dung môi + khối lượng chất tan

    = 130 + 20 = 150 gam.

    Nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl thu được là:

    C\%=\frac{m_{ct} }{m_{dd} } \times 100\%=\frac{20}{150} \times 100\%=13,33\% (%)

  • Câu 8: Vận dụng cao
    Hiệu suất phân hủy CaCO3

    Nung 1 kg đá vôi chứa 80% CaCO3 thu được 123,95 lít CO2 (đkc). Hiệu suất phân hủy CaCO3

    Hướng dẫn:

    Đổi 1 kg = 1000 gam.

    Số mol CO2 là 

    nCO2 = V : 24,79 = 123,95 : 24,79 = 5 mol.

    Nung 1000 gam đá vôi chứa 80% CaCO3 

    ⇒ mCaCO3 trong đá vôi = 1000 × 80% = 800 gam.

    Phương trình phản ứng xảy ra: CaCO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} CaO + CO2

    Tỉ lệ các chất:                              1 :          1               : 1

    nCaCO3 = nCO2 = 5 mol

    Khối lượng CaCO3 phân hủy thực tế là: 100 × 5 = 500 gam

    Hiệu suất phản ứng là:

    H \%=\frac{Lượng\:  sản\:  phâm\:  thực\:  tế}{Lượng\:  sản\:  phẩm \: lí\:  thuyết} \times 100\%

    H\%=\frac{500}{800} \times 100\%=62,5\%

  • Câu 9: Nhận biết
    Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

    Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố thời gian xảy ra phản ứng.

  • Câu 10: Nhận biết
    Hai chất không thể hòa tan vào nhau

    Hai chất không thể hòa tan vào nhau tạo thành dung dịch là:

    Hướng dẫn:

    Hai chất không thể hòa tan vào nhau tạo thành dung dịch là dầu ăn và cát.

  • Câu 11: Vận dụng cao
    Hiệu suất phản ứng

    Cho một luồng khí H2 đi qua ống thủy tính chứa 10 gam bột CuO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 8,4 gam chất rắn. Hiệu suất phản ứng là:

    Biết phương trình hóa học xảy ra như sau:

    CuO + H2 \overset{t^{o} }{ightarrow} Cu + H2

    Hướng dẫn:

    nCuO theo đề bài (ban đầu) = 10 : 80 = 0,125 mol

    Gọi x là số mol của CuO phản ứng 

    Phản ứng hóa học:

    CuO + H2 \overset{t^{o} }{ightarrow} Cu + H2

    x                →       x         (mol)

    Theo phương trình phản ứng

    nCuO dư = nCuO ban đầu - nCuO phản ứng = 0,125 - x

    Theo đề bài ta có:

    mchất rắn = mCu + mCuO (dư)

    ⇔ 8,4 = 64×x +  80 × (0,125 - x)

    ⇒ x = 0,1 mol ⇒ nCuO phản ứng = 0,1 mol 

    ⇒ mCuO phản ứng = 0,1 × 80 = 8 gam.

    Áp dụng công thức tính hiệu suất ta có:

    H\%=\frac{8}{10} \times 100\%=80\%

  • Câu 12: Nhận biết
    Cân bằng một phản ứng hóa học

    Cân bằng một phản ứng hóa học tức là

    Hướng dẫn:

    Cân bằng một phản ứng hóa học tức là làm cho số nguyên tử trước và sau phản ứng bằng nhau.

  • Câu 13: Nhận biết
    Biến đổi hóa học

    Hiện tượng biến đổi nào sau đây là biến đổi hóa học.

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng Đun nóng đường, đường chảy rồi chuyển màu đen có múi hắc là biến đổi hóa học.

  • Câu 14: Vận dụng
    Khối lượng acid cần dùng

    Cho 16,5 gam Zinc tác dụng với dung dịch sulfuric acid (H2SO4) thu được 40,5 gam ZnSO4 và 0,25 mol H2. Khối lượng acid cần dùng là:

    Hướng dẫn:

    Theo đề bài ta có số mol của H2 là 0,25 mol

    ⇒ mH2 = nH2 × MH2 = 0,25 × 2 = 0,5 gam

    Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mZn + mH2SO4 = mZnSO4 + mH2.

    ⇒ mH2SO4 = (mZnSO4 + mH2) - mZn

    ⇒ mH2SO4 = (40,5 + 0,5) - 16,5 = 24,5 gam.

    Vậy khối lượng acid là 24,5 gam.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tỉ số phân tử

    Cho biết tỉ số phân tử giữa các chất tham gia phản ứng trong phản ứng sau:

    NaOH + CuSO4 ----→ Cu(OH)2 + Na2SO4 

    Hướng dẫn:

    Sơ đồ phản ứng

    NaOH + CuSO4 ----→ Cu(OH)2 + Na2SO4 

    Số nhóm (OH) ở vế phải và vế trái chưa bằng nhau, ta đặt hệ số 2 trước NaOH. 

    2NaOH + CuSO4 ----→ Cu(OH)2 + Na2SO4

    Viết phương trình hoá học hoàn chỉnh:

    2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

    Tỉ số phân tử giữa các chất tham gia phản ứng trong phản ứng chính là NaOH và CuSO4 có tỉ số là 2:1.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (20%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (13%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 24 lượt xem
Sắp xếp theo