Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau và với môi trường.
II. Một số đặc điểm cơ bản của quần xã sinh vật
Độ đa dạng được thể hiện qua số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài có trong quần xã.
Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào: diện tích phân bố, vị trí địa lí, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và sự biến đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh.
Ví dụ: Quần xã sinh vật nhiệt đới có độ da dạng cao hơn quần xã sinh vật ở vùng cực.
Dựa vào vai trò, số lượng, các loài trong quần xã được chia thành loài ưu thế và loài đặc trưng.
Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Chúng có số lượng cá thể nhiều, hoạt động mạnh và quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
Ví dụ:
Trong quần xã vùng trảng cỏ, cỏ là loài ưu thế
Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng và vai trò quan trọng hơn hẳn các quần thể khác.
Ví dụ: Cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh Hạ, Cà Mau.
Một số biện pháp chủ yếu để bảo vệ vệ quần xã sinh vật như:
Hạn chế những tác động tiêu cực của con người đến môi trường sống của quần xã.
Xây dựng các khu bảo tồn để bảo vệ các quần xã sinh vật tránh sự tác động bất lợi của môi trường tự nhiên và con người.
Phục hồi các quần xã đang suy thoái thông qua việc bảo tồn các loài ưu thế, loài đặc trưng của quần xã; cải thiện chất lượng môi trường; phục hồi và bảo vệ rừng; ...
Bảo vệ quần xã thông qua hoàn thiện pháp chế; tăng cường tuyên truyền, giáo dục.