Tóm tắt kiến thức
1. Acid
Khái niệm
- Hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gôc acid.
- Tan trong nước, tạo ra ion H+.
Tính chất hóa học:
- Làm quỳ tím hóa đỏ.
- Acid + Kim loại → Muối + H2↑
Ứng dụng:
- CH3COOH: dược phẩm, tơ nhân tạo, chất dẻo, giấm ăn, ...
- HCl, H2SO4: chất tẩy rửa, acquy, tơ sợi, phân bón, giấy, ...
2. Base
Khái niệm
- Hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH.
- Base tan trong nước gọi là kiềm, tạo ra ion OH- (NaOH, KOH, ...).
- Base không tan trong nước (Mg(OH)2, Al(OH)3, ...)
Tính chất hóa học
- Làm quỳ tím hóa xanh.
- Làm dung dịch phenolphathalein hóa hồng.
- Base + Acid → Muối + H2O
3. Oxide
Khái niệm
- Hợp chất gồm hai nguyên tố, trong đó có nguyên tố oxygen.
- Oxide được tạo thành từ phản ứng giữa kim loại/phi kim với oxygen.
Phân loại oxide
- Oxide acid: phản ứng được với dung dịch base.
- Oxide base: phản ứng được với dung dịch acid.
- Oxide lưỡng tính: vừa phản ứng được với dung dịch acid, vừa phản ứng được với dung dịch base.
- Oxide trung tính: không phản ứng được với dung dịch acid và dung dịch base.
4. Muối
Khái niệm
- Là hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium.
- Bao gồm muối tan, không tan hoặc ít tan trong nước.
Điều chế muối
- Oxide acid + Base → Muối + H2O
- Oxide base + Acid → Muối + H2O
- Acid + Base → Muối + H2O
- Kim loại (Mg, Al, Zn, Fe,...) + Acid → Muối + H2↑
Tính chất hóa học
- Muối KL(A) + KL(B) → Muối KL(B) + KL(A)
- Muối + Base → Muối mới + Base mới
- Muối + Acid → Muối mới + Acid mới
- Muối (A) + Muối (B) → Muối (C) + Muối (D)
- Điều kiện: sản phẩm có chất kết tủa, chất khí, nước.
5. Thang pH
Khái niệm
- Để xác định được độ acid hay base của dung dịch thì người ta dùng thanh pH.
pH và môi trường sống
- pH của môi trường ảnh hưởng đến đời sống của con người và các loài động vật, thực vật. Việc xác định giá trị pH phù hợp sẽ góp phần cải tạo môi trường, xây dựng và phát triển cho cơ thể sống.
6. Phân bón hóa học
Khái niệm
- Phân bón hóa học là hợp chất chứa các nguyên tố dinh dưỡng được dùng để bón cho cây trồng.
- Có 3 loại nguyên tố dinh dưỡng là nguyên tố đa lượng (N, P, K), nguyên tố trung lượng (Ca, Mg, S) và nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Mn, Bo, ...)
Các loại phân bón
- Phân đạm: bổ sung N, kích thích quá trình sinh trưởng, giúp cây phát triển nhanh, tăng năng suất cây trồng.
Gồm: urea, đạm ammonium, đạm nitrate.
- Phân lân: bổ sung P, thúc đẩy quá trình ra rễ, tạo nhánh, phân cành, tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường; cải tạo đất chua, bạc màu.
Gồm phân lân nung chảy, phân super phosphate.
- Phân kali: bổ sung K, thúc đẩy quá trình tạo ra chất đường, chất xơ, chất béo, tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây.
Gồm: phân kali trắng, phân kali đỏ.
- Phân N-P-K: Bổ sung N, P, K, cung cấp các dưỡng chất, kích thích cây phát triển, tăng sức đề kháng cho cây và cải thiện đồ phì nhiêu cho đất.
Gồm: Phân N-P-K hỗn hợp, phân N-P-K phức hợp.
Sử dụng phân bón
- Bón phân không đúng cách sẽ làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến con người,...
- Cần bón phân đúng liều, đúng lúc, đúng loại phân, đúng cách.
Câu trắc nghiệm mã số: 39985,40006,40404,40510,44708