Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 1

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
45:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Nhận biết HCl, KCl và NaOH

    Có ba dung dịch không màu HCl, KCl và NaOH. Thuốc thử để nhận biết các chất trên. 

    Hướng dẫn:

    Trích mẫu thử;

    Cho lần lượt vào mỗi mẫu thử một mẩu quỳ tím:

    + Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HCl;

    + Quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH;

    + Quỳ tím không đổi màu: KCl.

  • Câu 2: Nhận biết
    Dãy gồm các base

    Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base

    Hướng dẫn:

      Dãy chỉ gồm các base là: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Fe(OH)2

  • Câu 3: Vận dụng
    Thể tích khí thoát ra

    Cho 6 gam Mg vào 200 mL dung dịch HCl nồng độ 1M. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí thoát ra (ở 25oC, 1 bar) là

    Hướng dẫn:

    nMg = 6:24 = 0,25 mol

    nHCl = 0,2.1 = 0,2 mol

    Phương trình hoá học:

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    Xét tỉ lệ mol ta có:

    \frac{n_{Mg}}1>\frac{n_{HCl}}2(\frac{0,25}1>\frac{0,2}2)

    Nên sau phản ứng HCl hết, Mg dư

    Số mol sản phẩm sinh ra tính theo HCl. 

    Theo phương trình phản ứng 

    nH2 = \frac12nH2 = 0,2:2 = 0,1 mol

    Thể tích khí thoát ra (ở 25oC, 1 bar):

    0,1.24,79 = 2,479 (L) 

  • Câu 4: Nhận biết
    Dung dịch ko phản ứng Iron

    Chất nào sau đây không phản ứng với iron?

    Hướng dẫn:

    KCl + Fe: không phản ứng;

    2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2

    H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2

    2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

  • Câu 5: Vận dụng
    Hiệu suất phản ứng nhiệt phân

    Nhiệt phân 39,2 gam KClO3 thu được 0,36 mol O2. Biết rằng phản ứng nhiệt phân KClO3 xảy ra theo sơ đồ sau:

    KClO3 ---> KCl + O2

    Hiệu suất phản ứng nhiệt phân là

    Hướng dẫn:

    nKClO3 = 39,2:122,5 = 0,32 mol

    Phương trình hoá học của phản ứng:

    2KClO3 → 2KCl + 3O2

    2                  2         3

    Theo tỉ lệ  phương trình hoá học của phản ứng ta có:

    nO2 = \frac{3}{2}.nKClO3 = \frac{3}{2}.0,32 = 0,48 mol 

    Hiệu suất của phản ứng là: 

    \mathrm H=\frac{0,36}{0,48}.100\%=75\% 

  • Câu 6: Vận dụng
    Khối lượng muối BaCO3

    Cho 4,4622 L khí CO2 (ở 25oC, 1 bar) tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được muối BaCO3 và H2O. Khối lượng muối BaCO3 kết tủa là

    Hướng dẫn:

     nCO2 = 4,4622 : 24,79 = 0,18 mol

    Phương trình hoá học:

    CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

    1              1              1

    Theo phương trình hóa học tỉ lệ mol phản ứng ta có:

    nCO2 = nBaCO3 = 0,18 mol

    Khối lượng muối BaCO3 kết tủa là: 0,18.197 = 35,46 gam. 

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chọn chất hoàn thành phương trình

    Cho sơ đồ phản ứng:

    CO2 + Ca(OH)2 ---> CaCO3 + ?

    Cần điền chất nào sau đây để hoàn thành phương trình hóa học của phản ứng trên?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng  

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2

  • Câu 8: Thông hiểu
    Quá trình tỏa nhiệt

    Quá trình nào sau đây là quá trình tỏa nhiệt

    Gợi ý:

    Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học kèm theo sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

    Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học nhận năng lượng từ môi trường xung quanh.

    Hướng dẫn:

    Quá trình tỏa nhiệt: Xăng cháy trong không khí

    Quá trình thu nhiệt:

    + Nước bay hơi.

    + Đá viên tan chảy.

    + Cho baking soda vào dung dịch giấm ăn.

  • Câu 9: Nhận biết
    Xác nhận một dung dịch acid

    Để xác nhận một dung dịch là dung dịch acid ta có thể

    Hướng dẫn:

     Để xác nhận một dung dịch là dung dịch acid ta có thể nhỏ dung dịch lên quỳ tím, quỳ tím chuyển sang đỏ thì dung dịch đó là acid

  • Câu 10: Nhận biết
    Dụng cụ dùng lấy hóa chất

    Dụng cụ nào sau đây dùng để lấy hóa chất.

    Hướng dẫn:

     Thìa thủy tinh dùng để lấy hóa chất ở dạng bột

  • Câu 11: Nhận biết
    Trong một phản ứng hoá học

    Trong một phản ứng hoá học:

    Hướng dẫn:

     Trong một phản ứng hoá học: số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Khối lượng của khí CO2

    Nung một lượng đá vôi (CaCO3) có khối lượng 24 gam, thu được hỗn hợp rắn có khối lượng 16,8 gam. Khối lượng của khí CO2 thoát ra là

    Hướng dẫn:

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    Khối lượng đá vôi = Khối lượng chất rắn sau + Khối lượng CO2 thoát ra.

    Vậy khối lượng CO2 thoát ra là:

    Khối lượng CO2 thoát ra =  Khối lượng đá vôi -  Khối lượng chất rắn sau

    = 24 – 16,8 = 7,2 (gam).

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính nồng độ dung dịch thu được

    Rót từ từ 100 mL dung dịch sulfuric acid nồng độ 0,3 M vào 200 mL nước cất. Nồng độ của dung dịch thu được (coi thể tích dung dịch thu được bằng tổng thể tích dung dịch ban đẩu và nước cất).

    Hướng dẫn:

    Đổi 100mL = 0,1L; 200 mL = 0,2L

    Số mol sunfuric acid trong dung dịch:

    nH2SO4 = 0,3 . 0,1 = 0,03 (mol).

    Thể tích dung dịch sau khi pha nước:

    Vsau = 0,1 + 0,2 = 0,3 (L).

    Nồng độ dung dịch sau khi pha nước:

    {\mathrm C}_{\mathrm M(\mathrm{sau})}=\frac{\mathrm n}{{\mathrm V}_{\mathrm{sau}}}=\frac{0,03}{0,3}=0,1(\mathrm M)

  • Câu 14: Thông hiểu
    Khí nào nặng hơn không khí

    Khí nào sau đây nặng hơn không khí?

    Hướng dẫn:

    Áp dụng công thức

    d_{A/kk} =\frac{M_{A}}{29}

    Tỉ khối của các hỗn hợp so với không khí:

    d_{NH_{3} /kk} =\frac{17}{29} =0,586

    d_{CO /kk} =\frac{28}{29} =0,966

    d_{N_{2} /kk} =\frac{28}{29} =0,966

    d_{O_{2} /kk} =\frac{32}{29} =1,103

    Vậy khí O2 nặng hơn không khí

  • Câu 15: Thông hiểu
    Lượng chất có số mol nhiều nhất

    Lượng chất nào sau đây chứa số mol nhiều nhất?

    Hướng dẫn:

    Áp dụng công thức tính số mol:

    \mathrm n=\frac{\mathrm m}{\mathrm M}

      Cl2  SO2 CuSO4 Fe2O3
    Khối lượng (m) 35,5 8 16  72 
    Khối lượng mol (M) 71 96 160 160
    Số mol tính được (n) 0,5 0,125 0,1 0,45

    Vậy 35,5 gam Cl2 có số mol lớn nhất là 0,5 mol

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính số gam Na2SO4 thêm vào

    Cần thêm bao nhiêu gam chất rắn Na2SO4 vào 100 mL dung dịch Na2SO4 0,5 M để thu được dung dịch có nồng độ 1 M (giả sử thể tích dung dịch không đổi khỉ thêm chất rắn).

    Hướng dẫn:

    Số mol Na2SO4 trong dung dịch ban đầu:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Na}}_2{\mathrm{SO}}_4\;\mathrm{bđ}}={{\mathrm C}_{\mathrm M}}_{{\mathrm{Na}}_2{\mathrm{SO}}_4\;\mathrm{bđ}}.\mathrm V\;=0,5.0,1=0,05 (mol)

    Số mol Na2SO4 trong dung dịch lúc sau: 

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Na}}_2{\mathrm{SO}}_4\;\mathrm{sau}}=\;{\mathrm C}_{{\mathrm{MNa}}_2{\mathrm{SO}}_4\;\mathrm{sau}}.\mathrm V=1.0,1=0,1\;\mathrm{mol}

    Số mol Na2SO4 cần thêm vào: 0,1 – 0,05 = 0,05 (mol).

    Khối lượng Na2SO4 cần thêm là:

    {\mathrm m}_{{\mathrm{Na}}_2{\mathrm{SO}}_4}={\mathrm n}_{{\mathrm{Na}}_2{\mathrm{SO}}_4}.{\mathrm M}_{{\mathrm{Na}}_2{\mathrm{SO}}_4}\;=\;0,05.142=7,1\;(\mathrm{gam})

  • Câu 17: Thông hiểu
    Nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl

    Ở 25oC, một dung dịch có chứa 40 gam NaCl trong 160 gam nước. Xác nồng độ phần trăm của dung dịch trên.

    Hướng dẫn:

    Khối lượng dung dịch là:

    mdd = 40 + 160 = 200 (gam).

    Nồng độ phần trăm của dung dịch là:

    Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch:

     \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}\times100}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}(\%).

    \mathrm C\%=\frac{40}{200}\times100\%=20\%

  • Câu 18: Nhận biết
    Đại lượng không đổi

    Trong một phản ứng bất kì thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?

    Hướng dẫn:

    Trong một phản ứng bất kì số nguyên tử của mỗi nguyên tố không thay đổi.

  • Câu 19: Nhận biết
    Biến đổi hóa học

    Cho các quá trình sau:

    (1) Hòa tan đường vào cốc nước.

    (2) Châm lửa vào bấc đèn cồn, bấc đèn cồn cháy.

    (3) Cô cạn nước muối thu được muối khan.

    (4) Đốt cháy gas để đun nấu.

    (5) Đốt cháy nến.

    (6) Kết tinh nước biển để thu được muối ăn.

    Quá trình nào có sự biến đổi hóa học?

    Hướng dẫn:

    Các quá trình biến đổi vật lí: (1), (3), (6). Do các quá trình này không có sự tạo thành chất mới.

    Các quá trình biến đổi hóa học: (2), (4), (5). Do các quá trình này có sự tạo thành chất mới.

  • Câu 20: Nhận biết
    Tên thiết bị

    Đâu là tên của thiết bị dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Máy đo huyết áp

  • Câu 21: Thông hiểu
    Số quy tắc đúng

    Cho các quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trong phòng thí nghiệm sau:

    (1) Không sử dụng hóa chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ.

    (2) Trước khi sử dụng cần đọc cẩn thận nhãn hóa chất và cần tìm hiểu kĩ các tính chất chất, các lưu ý, cảnh báo của mỗi loại hóa chất để thực hiện thí nghiệm an toàn.

    (3) Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, không dùng tay trực tiếp lấy hóa chất.

    (4) Lấy hóa chất rắn ở dạng hạt to, dày, thanh có thể dùng panh để gắp.

    (5) Lấy hóa chất lỏng từ chai miệng nhỏ thường dùng thìa thủy tinh nhỏ để múc.

    Số ý đúng khi nói về quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trên là:

    Hướng dẫn:

    Nhận định chưa chính xác: (5) Lấy hóa chất lỏng từ chai miệng nhỏ thường dùng thìa thủy tinh nhỏ để múc.

    Lấy hóa chất lỏng từ chai miệng nhỏ thường phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong có mỏ, lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt.

  • Câu 22: Nhận biết
    Thiết bị hỗ trợ điện

    Thiết bị nào dưới đây là thiết bị hỗ trợ điện

    Hướng dẫn:

    Thiết bị hỗ trợ điện là cầu chì ống là thiết bị giữa an toàn mạch điện bằng cách tự ngắt dòng điện khi dòng điện qua nó lớn tới một giá trị nhất định.

  • Câu 23: Nhận biết
    Hiện tượng chứng tỏ phản ứng hóa học xảy ra

    Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra là: Từ màu này chuyển sang màu khác.

  • Câu 24: Vận dụng
    Khối lượng phân tử bromine

    Tính khối lượng của 0,2 mol phân tử bromine, biết rằng phân tử bromine có 2 nguyên tử và 1 mol nguyên tử bromine có khối lượng là 80 gam.

    Hướng dẫn:

    Khối lượng mol phân tử bromine:

    MBr2 = 80 ×2 = 160 (gam/mol)

    Khối lượng của 0,2 mol phân tử bromine:

    mBr2 = nBr2 × MBr2 = 0,2 × 160 = 32 gam.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Các chất khí đều nặng hơn không khí

    Dãy các chất khí đều nặng hơn không khí là:

    Hướng dẫn:

    Ta có khối lượng mol trung bình của không khí là 29 gam/mol

    Loại các đáp án có các khí nhẹ hơn không khí 

    N2 (M = 28 gam/mol); H2 (M = 2 gam/mol), CH4 (M = 16 gam/mol)

    Vậy dãy các chất khí đều nặng hơn không khí là: CO2, Cl2, H2S.

  • Câu 26: Thông hiểu
    Giải thích hiện tượng

    Cho một mẩu giấy quì tím vào dung dịch KOH. Thêm từ từ dung dịch HCl vào cho đến khi dư ta thấy màu giấy quì:

    Hướng dẫn:

    Ta thấy màu giấy quỳ thì màu xanh bạn đầu do dung dịch KOH làm quỳ tìm hóa xanh sau đó thêm dư HCl quỳ tím chuyển đỏ. 

  • Câu 27: Nhận biết
    Nếu pH = 7

    Nếu pH = 7 thì dung dịch có môi trường:

    Hướng dẫn:

    + Nếu pH < 7, dung dịch có môi trường acid.

    + Nếu pH = 7, dung dịch có môi trường trung tính.

    + Nếu pH > 7, dung dịch có môi trường base.

  • Câu 28: Thông hiểu
    Loài cá sống trong môi trường nước có độ pH

    Loài cá sống ở môi trường nước có độ pH trong khoảng:

    Hướng dẫn:

    Loài cá sống ở môi trường nước có độ pH trong khoảng 7 - 8,5.

  • Câu 29: Vận dụng
    Thể tích dung dịch KOH

    Cần bao nhiêu lít dung dịch KOH 0,5M để trung hoà 200 ml hỗn hợp dung dịch acid gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M?

    Hướng dẫn:

    nH2SO4 = 0,2.0,5 = 0,1 mol;

    nHCl = 0,2.1 = 0,2 mol

    Phương trình phản ứng:

    H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

    0,1 → 0,2 (mol)

    HCl + KOH → KCl + H2O

    0,2 → 0,2 (mol)

    → ∑nKOH = 0,2 + 0,2 = 0,4 mol

    Thể tích dung dịch KOH là:

    VKOH = nKOH : CM = 0,4 : 0,5 = 0,8 lít.

  • Câu 30: Vận dụng cao
    Tính thể tích H2

    Cho 200ml dung dịch NaOH 0,1M tác dụng với 200ml dung dịch H2SO4 0,1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư vào sản phẩm thấy thoát ra V lít khí H2 (đkc) là:

    Hướng dẫn:

     Phương trình phản ứng 

    2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O (1)

    2                1           

    Theo bài ta có:

    nNaOH = 0,2 × 0,1 = 0,02 mol

    nH2SO4 = 0,2 × 0,1 = 0,02 mol

    Theo tỉ lệ mol phản ứng (1) ta có:

    \frac{n_{NaOH}}2<\frac{n_{H_2SO_4}}1(0,01<0,02)

    Vậy sau phản ứng NaOH phản ứng hết, H2SO4 còn dư tiếp tục phản ứng với Mg 

    Số mol H2SO4 dư là:

    nH2SO4 dư (1) = nH2SO4 ban đầu - nH2SO4 phản ứng = 0,02 - 0,01 = 0,01 mol

    Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 (2)

    1          1            1 

    Theo tỉ lệ mol phản ứng (2) ta có:

    nMg = nH2SO4 dư (1) = nH2 = 0,01 mol

    Thể tích khí H2 ở đkc là:

    VH2 = 0,01 × 24,79 = 0,2479 lít.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (23%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo