1.1. Trong thời nguyên thuỷ
hoạt động chủ yếu của con người là săn bắt, hái lượm; biết sử dụng công cụ bằng đá để chặt cây, làm vũ khí tự vệ hay săn bắt thú rừng, biết dùng lửa để phục vụ cho đời sống.
1.2. Trong thời kì nông nghiệp
Việc săn bắt, hái lượm đã mang lại cho con người kinh nghiệm trồng trọt, canh tác nhiều loài cây lương thực (lúa, lúa mì,...); thuần dưỡng và chăn nuôi từ các loài thú nhỏ (chó, mèo, ...) đến các loài gia súc (bò, dê, cừu, lợn, ...)
Sự hình thành nền nông nghiệp đã dẫn đến nhiều khu rừng bị chuyển đổi (chặt phá, đốt rừng, ...) thành khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp. Hoạt động cày xới đất làm thay đổi cấu trúc đất, tăng nguy cơ xói mòn và suy giảm độ màu mỡ.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng giúp tích luỹ nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái nhân tạo.
1.3. Trong thời kì xã hội công nghiệp
Sự phát triển của các ngành nghề, các kĩ thuật mới trong sản xuất đã tạo ra các loại sản phẩm đạt chất lượng cao, nhiều giống vật nuôi cây trồng được lai tạo hoặc nhân giống bằng các quy trình công nghệ tiến tiến đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm, ...
Việc áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất công nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đời sống con người, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
Những hoạt động của con người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm suy thoái môi trường tự nhiên.
Tác động của con người |
Hậu quả |
Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. |
Phá hủy nhiều diện tích rừng trên Trái Đất; suy thoái hệ sinh thái tự nhiên; ô nhiễm môi trường;… |
Chặt cây, đốt rừng. |
Làm thay đổi kết cấu đất; giảm sự đa dạng sinh học; tài nguyên rừng, đất, nước bị suy thoái;… |
San lấp hồ nước, xây đập ngăn sông. |
Làm thay đổi dòng chảy của nước dẫn đến thay đổi môi trường tự nhiên (sạt lở, ngập lụt, hạn hán) ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật. |
Sự gia tăng dân số. |
Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường sống. |
Sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp. |
Lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt; gia tăng các loại khí thải gây ô nhiễm môi trường;… |
Phát triển nhiều khu dân cư, đô thị. |
Lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt; gây cạn kiệt tài nguyên; gia tăng lượng khí và chất thải dẫn đến ô nhiễm môi trường;… |
Chiến tranh. |
Gây phá hủy môi trường sống của nhiều loài sinh vật; cháy rừng; ô nhiễm môi trường do các hóa chất;… |
Lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. |
Gây ô nhiễm đất, nước, không khí; ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật gây mất cân bằng sinh thái;… |
Biện pháp |
Vai trò |
Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. |
Đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên của xã hội hiện tại và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau. |
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời,…) thay thế cho than đá, các loại khí đốt. |
Đáp ứng nhu cầu về năng lượng nhưng không làm tổn hại đến các nguồn tài nguyên không tái sinh và không gây ô nhiễm môi trường. |
Trồng cây. |
Khôi phục tài nguyên rừng; tạo môi trường sống cho các loài sinh vật; điều hòa khí hậu; hạn chế thiên tai;… |
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. |
Hạn chế tình trạng gia tăng dân số nhanh giúp giảm thiểu áp lực tới các tài nguyên thiên nhiên; giảm ô nhiễm môi trường;… |
Xử lí các chất thải công nghiệp và hạn chế xả thải ra môi trường. |
Hạn chế ô nhiễm môi trường, tránh gây ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật. |
Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn. |
Bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học. |
Ứng dụng công nghệ sinh học nhân nhanh các giống thực vật, động vật quý hiếm. |
Bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học; bảo tồn các nguồn gene quý. |
Ban hành các chính sách, bộ luật về bảo vệ môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học. |
Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học. |
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị thay đổi các tính chất gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và các loài sinh vật.
Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
Nguyên nhân |
Tác nhân chủ yếu |
Hậu quả |
Biện pháp hạn chế |
Do chất thải sinh hoạt và công nghiệp |
Các loại khí thải: carbon oxide (CO), carbon dioxide (CO2), sunfur dioxide (SO2), nitrogen dioxide (NO2),… và bụi. |
Gây ô nhiễm môi trường không khí; tăng nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính;… gây ảnh hưởng đến đời sống của con người và nhiều loài sinh vật. |
- Kiểm soát khí thải từ các nhà máy. - Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân. - Phòng chống cháy rừng. - Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. |
Các loại nước thải. |
Gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí gây ảnh hưởng đến đời sống của con người và nhiều loài sinh vật. |
- Xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường. - Hạn chế sử dụng hóa chất gây ô nhiễm nước trong sản xuất. |
|
Các loại chất thải rắn: nhựa, cao su, nilon,… |
Hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật. |
- Sử dụng tiết kiệm, tận dụng hoặc tái sử dụng để hạn chế thải vật liệu rắn. - Thu gom, phân loại và xử lí rác thải rắn đúng cách,… |
|
Do hóa chất bảo vệ thực vật |
Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm. |
Tác động bất lợi tới hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các loài sinh vật. |
- Thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh học. - Sử dụng các loài thiên địch. |
Do chất phóng xạ |
Các chất phóng xạ từ các công trường, nhà máy, các vụ thử vũ khí hạt nhân,… |
Gây mất cân bằng sinh học; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và các loài sinh vật. |
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử. - Xử lí chất thải nhiễm phóng xạ trước khi thải ra môi trường. |
Do hoạt động của môi trường tự nhiên |
Núi lửa, lũ lụt, hạn hán,… |
Gây ô nhiễm môi trường, phá hủy và làm suy giảm đa dạng sinh học. |
- Thực hiện các biện pháp để khắc phục và ứng phó với biến đổi khí hậu như trồng rừng, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên,… |
Sự phát triển của nhiều vi sinh vật gây bệnh. |
Gây bệnh cho con người và các sinh vật. |
- Để rác đúng nơi quy định. - Xử lí rác thải đúng cách. - Vệ sinh nơi ở,… |
Sự gia tăng dân số và sự phát triển công nghiệp, sử dụng bất hợp lí tài nguyên của con người đã làm cho số lượng lớn các loài động vật trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đnag ngày càng giảm dần, thậm chí nhiều loài động vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Bảo vệ động vật hoang dã góp phần bảo vệ đa dạng sinh học cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên, giúp phát biển bền vững môi trường sống.
Để góp phần bảo vệ động vật hoang dã, là học sinh em cần: