Oxide là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có nguyên tố oxygen.
Công thức hoá học chung của oxide là MxOy.
Ví dụ: Al2O3, Na2O, CuO, SO2, CO2, ...
a) Al2O3 | b) CuO | c) Đá khô (CO2 rắn) |
Hình 1: Một số hợp chất có chứa nguyên tố oxygen
Một số oxide trong tự nhiên có nhiều ứng dụng vào đời sống:
Đa số các kim loại, khi tiếp xúc với oxygen trong điều kiện thích hợp sẽ tạo thành oxide tương ứng.
Kim loại + O2 Oxide kim loại
Ví dụ:
Al + O2 Al2O3
Cu + O2 CuO
Tương tự kim loại, một số phi kim khi phản ứng với oxygen trong điều kiện thích hợp cũng tạo thành oxide tương ứng.
Phi kim + O2 Oxide phi kim
Ví dụ:
4P + 5O2 P2O5
C + O2 CO2
Hình 2: Đốt than gỗ trong không khí sinh ra CO2
Các phi kim thường gặp: C, S, P, …
Chú ý:
Ở nhiệt độ thường, một số kim loại phản ứng chậm với oxygen trong không khí tạo thành một lớp oxide bao quanh bề mặt kim loại:
Có 4 loại oxide:
Ví dụ: CO2, SO2, SO3 …
Ví dụ: CaO, MgO, Al2O3 …
Ví dụ: Al2O3, ZnO …
Ví dụ: CO, NO…
Các oxide trung tính thường là các oxide của nguyên tố phi kim có hoá trị trong oxide < IV và không có acid tương ứng.
Oxide base phản ứng với dung dịch acid tạo ra muối của acid tương ứng và nước.
Ví dụ:
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Hình 3: CuO phản ứng với dung dịch HCl
Oxide acid phản ứng với dung dịch base tạo ra muối của acid tương ứng và nước.
Ví dụ:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Hình 4: Thí nghiệm điều chế CO2 và thử tính chất của CO2
Mở rộng:
Oxide acid phản ứng với dung dịch base tạo muối có thành phần gồm kim loại trong base và gốc acid tương ứng của oxide acid theo bảng sau:
Oxide acid |
Kí hiệu gốc acid |
Tên kí hiệu gốc acid |
Hoá trị |
CO2 | =CO3 | Carbonate | II |
CO2 | −HCO3 | Hydrogen carbonate | I |
SO2 | =SO3 | Sulfite | II |
SO2 | −HSO3 | Hydrogen sulfite | I |
SO3 | =SO4 | Sulfate | II |
P2O5 | ≡PO4 | Phosphate | III |