Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định; trong đó, các cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Mỗi quần thể sinh vật có đặc trưng cơ bản như: kích thước quần thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, ... Nhờ đó, người ta có thể phân biệt giữa quần thể này với quần thể khác.
Ví dụ: Ở thảo nguyên, quần thể sư tử có khoảng 15 con, quần thể voi đồng cỏ châu phi có từ 8 - 60 con.
Kích thước quần thể dao động từ mức tối thiểu đến tối đa
Ví dụ: Mật độ của cây bạch đàn trong rừng là 630 cây/ha, mật độ vi khuẩn E.coli là 103 tế bào/mL dịch nuôi trong phòng thí nghiệm.
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
Ví dụ: Ở người tỉ lệ nam/nư ở giai đoạn sơ sinh là 1,05/1.
Tỉ lệ giới tính còn phụ thuộc vào niều yếu tố như loài, điều kiện môi trường, thời gian
Tỉ lệ giới tính phản ánh tiềm năng sinh sản của quần thể.
Cấu trúc tuổi là tổ hợp các nhóm tuổi của quần thể.
Cấu trúc tuổi có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo tuổi thọ, vùng phân bố của quần thể và trang thái sinh học của chúng.
Mỗi quần thể gồm ba nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
Các dạng tháp tuổi của quần thể
Trạng thái |
Quần thể |
Giải thích |
Đang phát triển |
A |
Do tháp này có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản cao → quần thể có xu hướng tăng trưởng kích thước quần thể. |
Ổn định |
B |
Do tháp này có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản và sinh sản bằng nhau → quần thể có xu hướng giữ ổn định kích thước quần thể. |
Suy thoái |
C |
Do tháp này có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi sinh sản và sau sinh sản → quần thể có xu hướng giảm kích thước quần thể. |
Có ba kiểu phân bố cá thể trong quần thể là: phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên.
Kiểu phân bố |
Đặc điểm |
Ví dụ |
Phân bố theo nhóm |
Là kiểu phân bố phổ biến nhất. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều. |
Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng,… |
Phân bố đồng đều |
Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. |
Cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ,… |
Phân bố ngẫu nhiên |
Đây là dạng trung gian của hai dạng trên. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. |
Các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới, các loài sâu sống trên tán cây, các loài sò sống trong phù sa vừng triều,… |
Bảo tồn nguyên vị (bảo tồn tại chỗ): là việc bảo tồn các quần thể sinh vật tại nơi sinh sống của chúng thông qua viêc vệ môi trường sống của loài, bảo vệ tránh khỏi tác động bất lợi của tự nhiên (thiên tai, vật ăn thịt, ...) và của con người.
Bảo tồn chuyển vị (bảo tồn chuyển chỗ): là việc bảo tổn các quần thể sinh vật trong môi trường nhân tạo (vườn bách thú, vườm ươm thực vật, cơ sở trung tâm bảo tồn, ...)
Sử dụng phương pháp hiện đai nuôi cấy mô tế bào, lưu trữ gene trong phòng thí nghiệm.
Thưc hiện các kế hoạch hành động quốc gia, quốc tế về bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật:
+ Thông qua pháp chế: Ban hành và áp dụng các bộ luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ....
+ Thông qua tuyền truyền giáo dục: tuyên truyền trong cộng đồng về lợi ích của đa dạng sinh học và hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học đối với con người.