Saccarozơ

Công thức phân tử: C12H22O11

Phân tử khối: 342

I. Trạng thái tự nhiên

Là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài động, thực vật.

Ví dụ: Có trong nhiều loài thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt.

Một số thực vật chứa Saccarozơ

II. Tính chất vật lí

  • Là chất kết tinh không màu, có vị ngọt.
  • Dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng.

III. Tính chất hóa học

  • Saccarozơ không có phản ứng tráng gương.
  • Khi đun nóng dung dịch có axit làm xúc tác, saccarozơ bị thuỷ phân tạo ra glucozơ và fructozơ

C12H22O11 + H2O \xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}} C6H12O6 + C6H12O6

Glucozơ    Fructozơ

Glucozơ và fructozơ có cùng công thức phân tử C6H12O6.

Vị ngọt đường fructozơ (mật ong) ngọt hơn đường glucozơ.

Phản ứng này còn xảy ra nhờ tác dụng của enzym

Để chứng minh sản phẩm sau thủy phân có khả năng tham gia phản ứng tráng gương, người ta tiến hành cho dung dịch vào AgNO3 trong amoniac có xuất hiện kết tủa Ag màu trắng sáng

C6H12O6 + Ag2O \xrightarrow{N{{H}_{3}}} C6H12O7 (axit gluconic) + 2Ag↓

⇒ Dựa vào tỉ lệ mol phản ứng, người ta xác định được cả glucozơ và fructozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

Câu trắc nghiệm mã số: 29725,17971,17970,17969

IV. Ứng dụng và sản xuất đường saccarozơ

1. Ứng dụng

  • Dùng làm thức ăn cho người
  • Là nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm
  • Là nguyên liệu để pha chế thuốc
  • Dùng trong sản xuất bánh kẹo, nước giải khát
  • Dùng tráng gương, tráng ruột phích.

Một số ứng dụng của saccarozơ

2. Sản xuất đường saccarozơ

Sản xuất đường saccarozơ từ cây mía qua một số công đoạn chính thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sản xuất đường saccarozơ

  • 1.424 lượt xem
Sắp xếp theo