Luyện tập chương 2: Kim loại

I. Tính chất hóa học của kim loại 

Dãy hoạt động hóa học của kim loại 

Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Mức độ hoạt động hóa học giảm dần từ trái sang phải

1. Tác dụng với phi kim

Một số kim loại có thể tác dụng với oxi và các phi kim khác sinh ra sản phẩm là các oxit hoặc muối tương ứng.

3Fe + 2O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Fe3O4

2. Tác dụng với nước

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

3. Tác dụng với dung dịch axit

Fe + 2HCl  → FeCl2 + H2

4. Tác dụng với dung dịch muối

Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu

Câu trắc nghiệm mã số: 29506,29507

II. Tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt có gì giống nhau và khác nhau

  Nhôm Sắt
Giống nhau

Nhôm, sắt có những tính chất hóa học của kim loại 

Nhôm, sắt đều không phản ứng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

Khác nhau

Nhôm có phản ứng với kiềm 

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2

Khi tham gia phản ứng, nhôm tạo thành hợp chất trong đó nhôm chỉ có hóa trị (III).

Sắt không phản ứng được với dung dịch kiềm 

Còn sắt tạo thành hợp chất, trong đó sắt có hóa trị (II) hoặc hóa trị (III)

Câu trắc nghiệm mã số: 17672,17668,17664,17654,17656,17657,17625

III. Hợp kim của sắt: thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép.

  Gang: Hàm lượng cacbon 2 - 5% Thép: Hàm lượng cacbon < 2%
Tính chất Giòn, không rèn, không dát mỏng được Đàn hồi, dẻo (rèn, dát mỏng, kéo sợi được), cứng.
Sản xuất

Trong lò cao

Nguyên tắc: CO khử các oxit sắt ở nhiệt độ cao

3CO + Fe2O3 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 3CO2 + 2Fe

Trong lò luyện thép

Nguyên tắc: oxi hóa các nguyên tố C, Mn, Si, S, P, ... có trong gang

FeO + C \overset{t^{o} }{\rightarrow} Fe + CO

Câu trắc nghiệm mã số: 17648,17649,17650,17645

IV. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

1. Thế nào là ăn mòn kim loại?

  • Là sự phá hủy kim loại, hợp kim
  • Do tác dụng hóa học của môi trường

2. Yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại

  • Môi trường: Phụ thuộc vào thành phần môi trường mà kim loại tiếp xúc

Ví dụ: nước, khí oxi (không khí)

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng tới quá trình ăn mòn.

+ Ở nhiệt độ cao bị ăn mòn nhanh hơn.

3. Những biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

  • Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường:
  • Phun sơn, bôi dầu mỡ ... lên bề mặt,.... Các chất này bền, bám chắc vào bề mặt của kim loại, ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường (không khí, hơi nước....)
  • Để nơi khô ráo, lau chùi sạch sẽ khi sử dụng sau: lau bếp dầu, bếp ga,... rửa sạch sẽ dụng cụ lao đồng và tra dầu mỡ sẽ làm cho kim loại bị ăn mòn chậm hơn.

4. Chế tạo hợp kim ít ăn mòn

Người ta sản xuất một số hợp kim ít bị ăn mòn.

Ví dụ: Như cho thêm vào một số kim loại như crom, niken cũng làm tăng độ bền của thép với môi trường.

Câu trắc nghiệm mã số: 17635,17639,17641
  • 3.094 lượt xem
Sắp xếp theo