Luyện tập Một số bazơ quan trọng

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Nhận biết Ca(OH)2

    Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:

    Hướng dẫn:

    Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là Na2CO3 vì tạo ra kết tủa trắng CaCO3

    Phương trình phản ứng minh họa

    Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2NaOH

  • Câu 2: Nhận biết
    Dung dịch có pH >7

    Nhóm dung dịch nào dưới đây có pH > 7

    Hướng dẫn:

     Nhóm các dung dịch có pH > 7 là các dung dịch bazơ: KOH, Ba(OH) 2

  • Câu 3: Thông hiểu
    Nhận biết NaOH và Ba(OH)2

    Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử:

    Hướng dẫn:

    Để phân biệt NaOH và Ba(OH)2 ta dùng dung dịch H2SO4

    NaOH không có hiện tượng gì còn Ba(OH)2 tạo kết tủa màu trắng

    Phương trình phản ứng minh họa

    Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓+ 2H2O

  • Câu 4: Nhận biết
    Tính chất vật lí của NaOH

    Nhận định nào đúng về tính chất vật lý của NaOH

    Hướng dẫn:

    NaOH có tính chất vật lý là: NaOH là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.

  • Câu 5: Nhận biết
    Dãy các bazơ bị phân hủy

    Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao:

    Gợi ý:

    Dãy bazơ bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao là các bazơ không tan.

    Hướng dẫn:

    Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao là: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3 , Zn(OH)2

  • Câu 6: Thông hiểu
    Dãy chất làm đổi màu quỳ tím thành xanh

    Dãy chất bazơ làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh

    Hướng dẫn:

    Dãy dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là dãy gồm các dung dịch bazơ tan: NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH. 

  • Câu 7: Thông hiểu
    Cặp oxit tác dụng với H2O tạo thành bazơ

    Cặp oxit phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ là:

    Hướng dẫn:

    Cặp oxit phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ là: Na2O, K2O. 

    Phương trình phản ứng minh họa

    Na2O + H2O → 2NaOH

    K2O + H2O → 2KOH

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính nồng độ mol Ca(OH)2

    Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 400 ml dung dịch Ca(OH)2, chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là:

    Gợi ý:

    Tính số mol của CO2 dựa vào công thức

    nCO2 = V : 22,4 

    Viết phương trình phản ứng:

    Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2

    Từ phương trình ta có: nCa(OH)2 = nCO2

    ⇒ CM Ca(OH)2 = nCa(OH)2 : VCa(OH)2

    Hướng dẫn:

    nCO2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol 

    Phương trình phản ứng:

    Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

    Từ phương trình ta có:

    nCa(OH)2 = nCO2 = 0,2 mol

    ⇒ CM Ca(OH)2 = 0,2 : 0,4 = 0,5M.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính nồng độ phần trăm của NaOH

    Hòa tan 30 gam NaOH vào 170 gam nước thì thu được dung dịch NaOH có nồng độ là:

    Hướng dẫn:

    Khối lượng dung dịch sau phản ứng

    mdung dịch = mnước + mNaOH = 170 + 30 = 200 gam.

    Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm

    C\%=\frac{m_{ct}}{m_{dd}}.100\%

    C\%_{NaOH}=\frac{30}{200}.100\%=15\%

  • Câu 10: Vận dụng
    Nhận biết H2SO4, NaOH, HCl

    Để nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl, người ta dùng

    Hướng dẫn:

    Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

    Sử dụng quỳ tím và dung dịch BaCl2.

    Dùng quỳ tím:

    Mẫu thử nào làm quỳ chuyển màu xanh thì dung dịch đó chính là NaOH 

    Mẫu thử nào làm quỳ chuyển màu đỏ thì dung dịch đó là H2SO4, HCl 

    Để nhận biết 2 dung dịch H2SO4, HCl dùng BaCl2:

    Mẫu thử nào có kết tủa trắng là H2SO4

    H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 +2HCl

    Không có hiện tượng gì là HCl.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính thể tích dung dịch H2SO4

    Cho 18,8 gam kali oxit K2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ. Thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên là

    Gợi ý:

    Tính số mol K2O dựa vào công thức

    nK2O = m : M

    Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra

    K2O + H2O → 2KOH

    2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O.

    Dựa vào phương trình phản ứng:

    nK2O = 2.nKOH ⇒ nH2SO4 = 1/2nKOH

    ⇒ mH2SO4 = n.M 

    ⇒ mdd H2SO4

    Tính thể tích dung dịch H2SOdựa vào công thức

     m = D . V ⇒ V = m : D

    Hướng dẫn:

    nK2O = 18,8: 94 = 0,2 mol

    Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

    K2O + H2O → 2KOH

    2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O.

    Dựa vào phương trình phản ứng ta có:

    nK2O = 2.nKOH = 2.0,2 = 0,4 mol

    ⇒ nH2SO4 = 1/2nKOH = 0,4 : 2 = 0,2 mol

    ⇒ mH2SO4 = 0,2.98 = 19,6 gam

    \Rightarrow\;m_{dd\;H_2SO_4}=\frac{19,6.100\%}{20\%}=98\;gam

    Thể tích dung dịch H2SO4 dựa vào công thức

    m = D . V ⇒ V = m : D = 98 : 1,14 = 85,96 ml

  • Câu 12: Thông hiểu
    Chất phản ứng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl

    Dãy bazơ vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là:

    Gợi ý:

    Bazơ phản ứng được với cả dung dịch axit và dung dịch bazơ thì đó chính là hidroxit lưỡng tính. 

    Hiđroxit lưỡng tính như: Zn(OH)2, Al(OH)3 , Cr(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)

    Hướng dẫn:

    Al(OH)3 , Zn(OH)2 là hai hidroxit lưỡng tính nên vừa tác dụng được với dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH

    Phương trình phản ứng minh họa:

    2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

    Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

    Zn(OH)2 + H2SO4 → ZnSO4 + 2H2O

    Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

  • Câu 13: Vận dụng
    Xác định chất X có pH > 7

    Dung dịch của chất X có pH >7 và khi tác dụng với dung dịch kali sunfat tạo ra chất không tan. Chất X là.

    Hướng dẫn:

    Dung dịch chất X có pH > 7

    ⇒ X là dung dịch bazơ, loại đáp án H2SO4 và BaCl2.

    Dung dịch X tác dụng với dung dịch K2SO4 tạo kết tủa ⇒ X là Ba(OH)2

    Phương trình phản ứng minh họa

    Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4 ↓ + 2KOH

  • Câu 14: Vận dụng
    Hiện tượng cho quỳ tím vào dung dịch

    Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch NaOH, dung dịch có màu xanh; nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư, vào dung dịch có màu xanh trên thì.

    Hướng dẫn:

    Ban đầu quỳ chuyển xanh, sau khi thêm HCl dung dịch trung hòa ⇒ mất màu, rồi dư HCl ⇒ sau đó quỳ tím chuyển sang màu đỏ

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định tên kim loại

    Hòa tan hoàn toàn 1,44g kim loại hóa trị II bằng 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hòa lượng axit dư cần dùng 60ml dung dịch NaOH 0,5M. Kim loại đó là

    Hướng dẫn:

    Gọi kim loại hóa trị II cần tìm là R.

    Phương trình phản ứng xảy ra

    R + H2SO4 → RSO4 + H2 (1)

    H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O (2)

    nH2SO4 = 0,25.0,3 = 0,075 (mol);

    nNaOH = 0,06.0,5 = 0,03 (mol)

    Theo phương trình phản ứng (2) ta có:

    nH2SO4 = 1/2nNaOH = 0,03 : 2 = 0,015

     Số mol H2SO4 phản ứng (1) là: 

    nH2SO4 (pứ 1) = nH2SO4 - nH2SO4 (pứ 2) = 0,075 - 0,015 = 0,06 (mol)

    Ta có theo phương trình phản ứng (1) 

    nR - nH2SO4 (pứ 1) = 0,06 mol

    → MR = mR : nR = 1,44 : 0,06 = 24 g/mol

    Vậy R là Mg

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (27%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (47%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 323 lượt xem
Sắp xếp theo