Đề thi học kì 1 môn Hóa học 9 (Đề 5)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS……………….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Môn: HÓA HỌC – Lớp 9

Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 9 ……..

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1. Dãy gồm các dung dịch nào sau đây đều làm quỳ tím hóa xanh?

  1. NaCl, HCl. 
  2. HCl, H2SO4.
  3. NaOH, KOH. 
  4. NaCl, NaOH.

Câu 2. Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng một loại muối clorua

A. Zn. B. Fe. C. Ag.  D. Cu.

Câu 3: Kim loại nào dưới đây dẫn điện tốt nhất

A. Cu. B. Fe.  C. Ag.  D. Al.

Câu 4. Base nào sau đây bị nhiệt phân hủy?

A. NaOH. B. KOH.  C. Cu(OH)2. D. Ca(OH)2.

Câu 5. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch muối nào sau đây thu được kết tủa màu nâu đỏ?

A. FeCl3 B. Cu(NO3)2. C. AlCl3. D. FeSO4.

 Câu 6. Cặp dung dịch nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí?

  1. NH4Cl và AgNO3
  2. NaOH và H2SO4.
  3. K2CO3 và HCl. 
  4. Na2CO3 và KOH.

Câu 7. Cho các nguyên tố sau: C, N, O, F nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất

A. C.  B. N. C. O. D. F.

Câu 8. Người ta thường sơn các song cửa làm bằng sắt là để

  1. Song cửa cứng rắn hơn.
  2. Làm cho song cửa đẹp hơn và cứng hơn.
  3. Bảo vệ cho sắt không bị ăn mòn và song cửa đẹp hơn.
  4. Bảo vệ sắt khi va chạm.

Câu 9 Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

  1. Na, Fe, K. 
  2. Na, K, Li.
  3. Na, Li, Mg. 
  4. Na, li, Fe.

Câu 10. Cho m gam Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí ở đktc. Giá trị của m là

A. 15,90 gam.  B. 31,80 gam. C .23,85 gam. D. 7,95 gam.

 Câu 11. Phản ứng nào dưới đây tạo ra muối sắt (III)?

  1. Fe tác dụng với HCl.
  2. Fe tác dụng với khí Cl2.
  3. FeO tác dụng với H2SO4 loãng. 
  4. Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2.

Câu 12. Kim loại Al không phản ứng được với

  1. Dung dịch HCl. 
  2. Dung dịch H2SO4 loãng.
  3. Dung dịch CuCl2
  4. H2SO4 đặc, nguội.

Câu 13. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là:

  1. K, Al, Mg, Cu, Fe. .
  2. Cu, Fe, Mg, Al, K.
  3. Cu, Fe, Al, Mg, K. 
  4. K,Cu, Al, Mg, Fe.

Câu 14. Thép là hợp kim của sắt (Iron) với carbon (C) và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng C chiếm

  1. Trên 2%. 
  2. Dưới 2%.
  3. Từ 2% đến 5%. 
  4. Trên 5%.

Câu 15. Cho hai dung dịch riêng biệt sau: Zn(NO3)2, AgNO3. Kim loại nào tác dụng được với hai dung dịch muối trên:

A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Hg.

Câu 16. Ở điều kiện thường, kim loại nào ở trạng thái lỏng.

A. Hg.  B. Cu. C. Zn. D. Fe.

 II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 21: (1 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng hóa học sau, ghi rõ điều kiện (nếu có)

Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe(OH)3 → Fe2O3

Câu 22: (1 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 dung dịch riêng biệt Na2CO3, MgCl2 va Al(NO3)3. Viết phương trình hóa học, nếu có.

Câu 23: (1 điểm)

Hòa tan hoàn toàn 1,12 gam sắt (Iron) bằng m gam dung dịch H2SO4 loãng 19,6% vừa đủ. Sau phản ứng thu được a gam muối và V lít khí hydrogen (đkc)

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Tính giá trị a và V.

b) Tính giá trị m.

Câu 24: (1 điểm). Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm như sau:

Em hãy giải thích vai trò của bình đựng dung dịch H2SO4 đặc và bông tẩm xút.

------------Hết------------

  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo