CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí, rất độc.
2.1. CO là oxit trung tính
Ở nhiệt độ thường, CO không phản ứng với nước, kiềm và axit.
2.2. CO là chất khử
Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học của kim loại như Fe2O3 , FeO, CuO, PbO,…
+ CO khử CuO theo phương trình:
CuO (đen) + CO CO2 + Cu (đỏ)
+ CO khử oxit sắt trong lò cao:
4CO + Fe3O4 4CO2 + 3Fe
+ CO cháy trong oxi hoặc trong không khí với ngọn lửa xanh, tỏa nhiều nhiệt:
2CO + O2 2CO2
Tuy rất độc nhưng khí CO có nhiều ứng dụng giá trị trong công nghiệp như:
CO2 có tính chất của một oxit axit.
2.1. Tác dụng với nước
CO2 + H2O H2CO3
Khí CO2 phản ứng với nước tạo thành dung dịch axit yếu là H2CO3 làm quỳ chuyển đỏ, H2CO3 không bền nên khi đun nóng dung dịch sẽ làm quỳ chuyển lại màu tím.
2.2. Tác dụng với dung dịch bazơ
Khí CO 2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành muối và nước.
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
Tùy thuộc vào tỉ lệ giữa số mol CO2 và NaOH mà có thể tạo ra muối trung hòa, muối axit hay cả 2 muối.
Để xác định được muối thu được sau phản ứng ta xét tỉ lệ
. Nếu:
2.3. Tác dụng với oxit bazơ
CO2 + CaO CaCO3
Người ta sử dụng CO2 để chữa cháy, bảo quản thực phẩm. CO2 còn được dùng trong sản xuất nước giải khát có gas, sản xuất sođa, phân đạm,...
Một số ứng dụng của CO2