Luyện tập Dãy hoạt động hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Thứ tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học

    Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học

    Gợi ý:

    Thứ tự mức hoạt động hóa học của các kim loại trong dãy hoạt động hóa học là:

    Kim loại mạnh

    Kim loại trung bình

    Kim loại yếu

    Hướng dẫn:

    Dựa vào thứ tự hoạt động của kim loại ta có:

    thứ tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học đúng là: Na, Al, Zn, Cu

  • Câu 2: Nhận biết
    Giảm dần mức độ hoạt động hóa học

    Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ hoạt động hóa học

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ hoạt động hóa học là Ag, Fe, Zn, K

     

  • Câu 3: Nhận biết
    Kim loại hoạt động mạnh nhất

    Kim loại nào dưới đây hoạt động mạnh nhất

    Hướng dẫn:

     Kim loại hoạt động mạnh nhất là Na

  • Câu 4: Thông hiểu
    Dãy kim loại phản ứng với H2O

    Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

    Gợi ý:

    Kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Ca, Na) phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường.

    Kim loại mạnh

    Tan trong nước

    Kim loại trung bình

    Không tan trong nước

    Kim loại yếu

    Không tan trong nước

    Hướng dẫn:

    Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là Na, K, Ba.

    Phương trình phản ứng minh họa

    2Na + 2H2O → NaOH + H2

    2K + 2H2O → KOH + H2

    Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2

  • Câu 5: Thông hiểu
    Loại bỏ được CuCl2 khỏi dung dịch ZnCl2

    Dung dịch ZnCl2 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ được CuCl2 khỏi dung dịch muối ZnCl2

    Gợi ý:

    Sử dụng kim loại tác dụng với CuCl2 chỉ tạo ZnCl2 để loại bỏ tạp chất CuCl2 trong dung dịch. 

    Hướng dẫn:

    Để loại bỏ tạp chất CuCl2 trong dung dịch ZnCl2, sử dụng kim loại Zn.

    Phương trình hóa học:

    Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

    Lọc dung dịch loại bỏ chất rắn thu được dung dịch ZnCl2 tinh khiết.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Không dùng thí nghiệm nào để so sánh mức độ hoạt động kim loại

    Thí nghiệm nào sau đây không được dùng để so sánh mức độ hoạt động hóa học của các kim loại?

    Hướng dẫn:

    Thí nghiệm không được dùng để so sánh mức độ hoạt động hóa học của các kim loại cho kim loại tác dụng với oxi.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Sắp xếp thứ tự hoạt động hóa học của Na, Fe và Cu

    Để sắp xếp thứ tự hoạt động hóa học của Na, Fe và Cu, không cần làm thí nghiệm nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Để sắp xếp thứ tự hoạt động hóa học của Na, Fe và Cu, không cần làm thí nghiệm cho kim loại phản ứng với dung dịch NaOH vì NaOH không phản ứng với những kim loại trên.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Kim loại không đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối

    Kim loại nào không thể đẩy được kim loại Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4?

    Hướng dẫn:

    Kim loại đẩy được Cu ra khỏi muối CuSO4 là: Zn, Al, Fe

    K hoạt động rất mạnh khi tác dụng với dung dịch muối thì nó sẽ tác dụng với nước trước tạo thành Bazơ (KOH) sau đó mới phản ứng với CuSO4 

  • Câu 9: Vận dụng
    Sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần

    Trong số các kim loại X, Y, Z, T thì chỉ có:

    1) X và Y đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học kim loại

    2) X và T đẩy được Z ra khỏi dung dịch muối tương ứng.

    Dãy sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học là

    Hướng dẫn:

    Ta có X và Y đứng trước H trong dãy điện hóa 

    ⇒ X và Y > Z và T 

    T đẩy được Z ra khổi dung dịch muối tương ứng ⇒ T > Z

    Y đứng trước H trong dãy điện hóa mà không đẩy được Z ra khỏi dung dịch muối tương ứng tức là Y phản ứng với H2O (như K, Na, Ca, Ba,...)

    ⇒ Y > X > T > Z

  • Câu 10: Nhận biết
    Cặp chất không phản ứng với nhau

    Cặp chất nào dưới đây không xảy ra phản ứng

    Hướng dẫn:

    Cặp chất không xảy ra phản ứng là Zn và Al(NO3)3. vì Zn đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính khối lượng Cu trong hỗn hợp

    Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là

    Gợi ý:

    Cu đứng sau H nên Cu không phản ứng được với dung dịch HCl.

    Tính số mol khí hidro theo công thức:

    nH2 = V : 22,4 

    Viết phương trình phản ứng hóa học

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Theo phương trình phản ứng:

    nH2 = nFe 

    ⇒ mFe = nFe.MFe

    ⇒ mCu = mKL - mFe 

    Hướng dẫn:

    Cu không phản ứng được với dung dịch HCl.

    nH2 = 3,36: 22,4 = 0,15 mol

    Viết phương trình phản ứng hóa học

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Theo phương trình phản ứng:

    nH2 = nFe = 0,15 mol

    ⇒ mFe = 0,15.56 = 8,4 gam

    ⇒ mCu = mKL - mFe = 12 - 8,4 = 3,6 gam

  • Câu 12: Vận dụng
    Khối lượng Zn đã phản ứng

    Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,2 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Zn đã phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng hóa học

    Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4

    1                    → 1 mol

    65                   64 

    → mgiảm = 65 - 64 = 1g

    Theo bài ra:

    Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4

    x                       x mol

    → mgiảm = 0,2 g

    ⇒ x = 0,2:1 = 0,2 mol

    ⇒ mZn = 0,2.65 = 13 gam.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Hiện tương cho viên Na vào dung dịch CuSO4

    Cho một viên natri vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra là

    Hướng dẫn:

     Phương trình phản ứng minh họa

    2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

    Hiện tượng quan sát được là: viên natri tan dần, có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam.

  • Câu 14: Vận dụng
    Xác định tên kim loại

    Cho 1,08 gam kim loại R vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 6,84 gam một muối khan duy nhất. Kim loại R là:

    Hướng dẫn:

    Gọi kim loại R có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)

    Phương trình phản ứng tổng quát

    2R + nH2SO4 → R2(SO4)n + nH2

    2R                    2R + 96n

    1,08                    6,84  (gam)

    Theo phản ứng ta có:

    1,08.(2R + 96n) = 2R.6,84 

    11,52R = 103,68n

    Ta có bảng sau:

    n1234
    M9 (loại)18 (loại)27 (Al)36 (loại)

    Vậy kim loại R cần tìm là Al

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính khối lượng H2 thoát ra

    Cho 13 gam kẽm phản ứng với 147 gam dung dịch H2SO4 20%. Khi phản ứng kết thúc khối lượng khí thoát ra là:

    Hướng dẫn:

    Áp dụng công thức nồng độ phần trăm ta có:

    C\%=\frac{m_{ct}}{m_{dd}}.100\%\Rightarrow m_{ct}\;=\frac{C\%.m_{dd}}{100\%}

    ⇒ mH2SO4 = 147.20 : 100 = 29,4 gam

    ⇒ nH2SO4 = 29,4 : 98 = 0,3 mol

    nZn = 13 : 65 = 0,2 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    Xét tỉ lệ 

    \frac{n_{Zn}}1=\frac{0,2}1<\frac{n_{H2SO4}}1=\frac{0,3}1

    Vậy sau phản ứng Zn phản ứng hết, H2SO4 dư, tính theo số mol của Zn

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nH2 = nZn = 0,2 mol

    ⇒ mH2 = 0,2.2 = 0,4 gam

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (27%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 178 lượt xem
Sắp xếp theo