Luyện tập Tính chất hóa học của kim loại

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Mg tác dụng với dãy muối nào dưới đây

    Dãy nào dưới đây gồm các dung dịch muối tác dụng được với kim loại Mg?

    Gợi ý:

    Trừ K, Na, Ca, Ba không đẩy được kim loại vì tác dụng ngay với nước

    Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng.

    Hướng dẫn:

    Mg có thể đẩy được các kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng

    Vậy dãy muối đó là: ZnCl2, Fe(NO3)2 và CuSO4.

    Phương trình phản ứng minh họa

    Mg + ZnCl2 → MgCl2 + Zn

    Mg + Fe(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Fe

    Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu

  • Câu 2: Thông hiểu
    Làm sạch dung dịch muối Cu(NO3)2 có lẫn muối AgNO3

    Để làm sạch dung dịch muối Cu(NO3)2 có lẫn muối AgNO3, có thể dùng kim loại nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Để làm sạch dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất muối AgNO3 ta dùng Cu vì Cu phản ứng được với AgNO3 tạo ra Cu(NO3)2

    Phương trình phản ứng minh họa

    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

  • Câu 3: Nhận biết
    Dãy kim loại tác dụng H2SO4 loãng

    Dãy gồm các kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng.

    Gợi ý:

    Dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng (chỉ có kim loại đứng trước H mới phản ứng)

    Hướng dẫn:

    Các kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng là Al, Zn và Fe.

    Phương trình phản ứng minh họa

    2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

  • Câu 4: Thông hiểu
    Kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thươn·

    Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

    Gợi ý:

    Một số kim loại kiềm: Na, K, Ba, Ca … tác dụng với H2O dung dịch kiềm và H2

    Hướng dẫn:

    Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường Na, K, Li

    2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    2K + 2H2O → 2KOH + H2

    2Li + 2H2O → 2LiOH + H2

  • Câu 5: Vận dụng
    Nhận biết Ba, Mg và Al

    Để phân biệt 3 kim loại Ba, Mg và Al cần dùng

    Hướng dẫn:

    Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

    Để phân biệt 3 kim loại Al, Ba, Mg ta dùng nước.

    Cho nước vào 3 mẫu kim loại, kim loại tốt trong nước và sủi bọt khí là Ba, 2 kim loại không tan trong nước là Al và Mg.

    Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

    Lấy dung dịch Ba(OH)2 vừa thu được đổ vào mẫu 2 kim loại còn lại, kim loại nào tan, sủi bọt khí là Al, kim loại không có hiện tượng gì là Mg

    2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

  • Câu 6: Vận dụng
    Cho Mg dư tác dụng với Cu(NO3)2 và AgNO3

    Khi cho kim loại Mg (dư) vào dung dịch gồm 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3, sản phẩm thu được gồm

    Hướng dẫn:

    Cho kim loại Mg (dư) vào dung dịch gồm 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3 có các phản ứng hóa học xảy ra sau:

    Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag

    Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu

    Sau phản ứng thu được 3 kim loại: Ag, Cu, Mg (dư) và 1 muối duy nhất Mg(NO3)2

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định kim loại

    Cho 8,4 gam kim loại R hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl sinh ra 7,84 lít khí hidro (đktc). Kim loại R là:

    Gợi ý:

    Tính số của hidro dựa vào công thức

    nH2 = V:22,4 

    Viết phương trình hóa học tổng quát

    R + 2HCl → RCl2 + H2

    Dựa vào phương trình ta có:

    nR = nH2 

    ⇒ MR = mR : n

    ⇒ Kim loại cần tìm

    Hướng dẫn:

    nH2 = 7,84 : 22,4 = 0,35 mol

    Phương trình hóa học tổng quát

    R + 2HCl → RCl2 + H2

    Theo phương trình ta có:

    nR = nH2 = 0,35 mol 

    ⇒ MR = 8,4 : 0,35 = 24 gam/mol

    ⇒ Kim loại cần tìm là Magie (Mg)

  • Câu 8: Vận dụng
    Nồng độ % của dung dịch tạo thành

    Cho 4,6 gam Na tác dụng hoàn toàn với 35,6 gam nước. Nồng độ % của dung dịch tạo thành là:

    Gợi ý:

    Tính số mol của Na dựa vào công thức

    nNa = mNa : MNa 

    Viết phương trình phản ứng hóa học

    2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    Dựa vào phương trình:

    nNaOH = nNa 

    Khối lượng tạo thành

    ⇒ mNaOH = n.M

    Khối lượng dung dịch thu được

    mdd = mct + mH2O - mkhí

    Tính nồng độ phần trăm dung dịch tạo thành dựa vào công thức:

    C\%=\frac{m_{ct}}{m_{dd}}.100\%

    Hướng dẫn:

    nNa = 4,6 : 23 = 0,2 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    Theo phương trình ta có

    nNaOH = nNa = 0,2 mol

    Khối lượng tạo thành

    ⇒ mNaOH = 0,2.40 = 8 gam

    Khối lượng dung dịch thu được

    ⇒ mdung dịch = mNaOH + mH2O - mH2

    mdung dịch = 4,6 + 35,6 - nH2.MH2

    mdung dịch = 4,6 + 35,6 – 0,1.2 = 40 gam

    Nồng độ phần trăm dung dịch tạo thành

    C\%=\frac{m_{NaOH}}{m_{dung\;dịch}}.100\%=\frac8{40}.100\%\;=20\%

  • Câu 9: Vận dụng
    Khối lượng Cu thu được

    Ngâm một đinh sắt trong 10 ml dung dịch CuSO4 1M. Khối lượng Cu thu được sau phản ứng là:

    Gợi ý:

    Tính số mol của Cu dựa vào công thức

    nCuSO4 = CM.VCuSO4 

    Viết phương trình phản ứng hóa học

    Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

    Dựa vào phương trình phản ứng ta có:

    nCu = nCuSO4 

    ⇒ mCu = nCu.MCuSO4

    Hướng dẫn:

    nCuSO4 = 1.0,01 = 0,01 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    Fe + CuSO4 →Cu + FeSO4

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nCu = nCuSO4 = 0,01 mol

    ⇒ mCu = 0,01.64 = 0,64 gam.

  • Câu 10: Nhận biết
    Tính khối lượng muối thu được

    Cho 10,45 gam hỗn hợp Al và Cu phản ứng vừa đủ với 7,28 lít khí Cl2 (đktc). Sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 muối. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    nCl2 = 7,28 : 22,4 = 0,325 mol

    Phương trình hóa học của phản ứng:

    2Al + 3Cl2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 2AlCl3

    Cu + Cl2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} CuCl2

    Số mol của Cl2 là 0,325 (mol)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mkim loại + mCl2 = m muối

    ⇒ mmuối = 10,45 + 0,325.71 = 33,525 (gam)

  • Câu 11: Nhận biết
    Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại

    Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là :

    Hướng dẫn:

    Kim loại dễ nhường electron để tạo thành các cation nên tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

  • Câu 12: Nhận biết
    Số kim loại phản ứng với HCl

    Cho dãy các kim loại: Fe, Mg, Cu, Al số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl:

    Hướng dẫn:

    3 kim loại tác dụng HCl: Fe, Mg, Al.

    Phương trình minh họa

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

  • Câu 13: Thông hiểu
    Kim loại tác dụng Cu(NO3)2

    Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là:

    Hướng dẫn:

    Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là Fe và Al

    Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + Cu(NO3)2 → Cu + Fe(NO3)2

    2Al + Cu(NO3)2 → 3Cu + 2Al(NO3)3

  • Câu 14: Vận dụng
    Khối lượng Zn phản ứng

    Cho một lá kẽm có khối lượng 25 gam vào dung dịch 500 ml dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng, lấy lá kẽm ra rửa nhẹ, làm khô, đem cân thấy được khối lượng 24,96 gam. Khối lượng Zn đã phản ứng

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

    Khối lượng chất rắn giảm sau phản ứng bằng: 25 - 24,96 = 0,04 (gam)

    Từ phương trình ta có:

    Cứ 1 mol Zn (65 gam) → thu được sau phản ứng giảm 65 - 64 = 1 gam

    Vậy khối lượng rắn sau phản ứng giảm 0,04, ứng với 0,04.1:1 = 0,04 mol Zn phản ứng

    mZn phản ứng = 0,04.65 = 2,6 gam.

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định hệ số trong phản ứng

    Cho phản ứng sau:

    Fe3O4 + 8HCl → xFeCl2 + yFeCl3 + 4H2O.

    Tỉ lệ x, y là

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học:

    Fe3O4 + 8HCl → xFeCl2 + yFeCl3 + 4H2O

    Số nguyên tử Fe bên trái bằng số nguyên tử Fe bên phải

    → 3 = x + y (1)

    Số nguyên tử Cl bên trái bằng số nguyên tử Cl bên phải 

    → 8 = 2x + 3y (2)

    Từ (1) và (2) suy ra: x = 1; y = 2.

    Vậy x : y = 1 : 2.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (27%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (47%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 164 lượt xem
Sắp xếp theo