Điểm giống nhau về cấu tạo giữa tinh bột và xenlulozơ là
Điểm giống nhau về cấu tạo giữa tinh bột và xenlulozơ là được tạo nên từ nhiều gốc glucozơ
Điểm giống nhau về cấu tạo giữa tinh bột và xenlulozơ là
Điểm giống nhau về cấu tạo giữa tinh bột và xenlulozơ là được tạo nên từ nhiều gốc glucozơ
Trong các câu sau, câu nào đúng
Câu đúng là: Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng trong nước nóng tạo thành dung dịch hồ tinh bột. Còn xenlulozơ không tan trong cả nước lạnh và nước nóng.
Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, ancol etylic. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
Cho dung dịch iot vào cả 3 ống nghiệm
Ống nào phản ứng với iot tạo dung dịch xanh đen là hồ tinh bột,
2 ống không hiện tượng là glucozơ và rượu etylic.
Cho dung dịch AgNO3 trong amoniac vào 2 dung dịch còn lại, dung dịch tạo kết tủa màu trắng bạc là glucozơ
Dung dịch không hiện tượng là rượu etylic.
Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử nào?
Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử dung dịch iot vì dung dịch iot tác dụng với tinh bột tạo thành dung dịch có màu xanh đen.
Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về
Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về cấu trúc phân tử. Tinh bột có mạch phân nhánh còn xenlulozơ có mạch không phân nhánh
Để phân biệt saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?
Khi cho 3 chất trên vào nước và đun nóng nhẹ, thì chất nào không tan là xenlulozơ, hai chất còn lại tan tạo thành dung dịch trong suốt.
Cho dung dịch iot vào thử, chất nào tạo thành dung dịch màu xanh tím là tinh bột, chất còn lại không hiện tượng gì là saccarozơ.
Tinh bột có nhiều trong
Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ.
Xenluozo có nhiều trong
Xenluozo có nhiều trong thân cây, sợi bông.
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác là axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 gam xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m gam axit nitric (hiệu suất phản ứng là 90%). Giá trị của m là
nxenlulozo trinitrat = 0,1 (mol)
Phương trình phản ứng hóa học
C6H7O(OH)3 + 3HNO3 → C6H7O2(ONO2)3 + 3H2O
Theo phương trình phản ứng ta có:
nHNO3 = 3.nC6H7O2(ONO2)3 = 0,1.3 = 0,3 mol
Hiệu suất phản ứng là 90%
⇒ nHNO3 thực tế = nHNO3:90% = 0,3:0,9 = 1/3 mol
⇒ mHNO3 = 1/3.63 = 21 gam.
Công thức của tinh bột và xenlulozo là
Công thức của tinh bột và xenlulozo là (C6H10O5)n.
Tinh bột có tính chất nào sau đây?
Tính chất của tinh bột không mùi, ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng.
Khi thủy phân 486 kg bột gạo có 80% tinh bột (còn lại là tạp chất trơ). Nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 75%, khối lượng glucozơ tạo thành là
mtinh bột = 486.(80:100) = 388,8 kg
Phương trình phản ứng
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
162n 180n (kg)
388,8 → 432 (kg)
mglucozo thực tế thu được là:
432.(75:100) = 324 kg
Bấm máy nhanh:
mglucozo(thực tế) = 486.0,8:162.180.0,75 = 324 kg.
Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng đạt 75%, khối lượng glucozơ thu được là
Phương trình
(-C6H10O5-)n + nH2O nC6H12O6 (glucozơ)
162n gam 180n
324 gam → 324.180n/162n = 360
Vì hiệu suất phản ứng là 75%
⇒ khối lượng glucozơ thu được thực tế là:
mglucozơ = 360.75% = 270 gam.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X→ Y → Axit axetic. X và Y lần lượt là:
Tinh bột → glucozơ→ ancol etylic → Axit axetic.