Luyện tập Cacbon

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Dạng thù hình

    Dạng thù hình của một nguyên tố là

    Hướng dẫn:

    Dạng thù hình của nguyên tố là những đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố hóa học tạo nên.

  • Câu 2: Nhận biết
    Dạng thù hình của cacbon

    Các dạng thù hình của cacbon là

    Hướng dẫn:

    Cacbon gồm những dạng thù hình : Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Thù hình của nguyên tố

    Kim cương, than chì, cacbon vô định hình là các dạng thù hình của nguyên tố

    Hướng dẫn:

    Kim cương, than chì, cacbon vô định hình là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Ứng dụng cacbon vô định hình

    Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm

    Hướng dẫn:

    Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chất nào cháy tạo ra oxit ở thể khí

    Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí?

    Hướng dẫn:

    Chất khi cháy tạo ra oxit ở thể khí là Cacbon khi cháy tạo ra khí cacbon đioxit

    Phương trình phản ứng minh họa

    C + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2

  • Câu 6: Thông hiểu
    Nhận định không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Nhận định sai là: Trong tự nhiên, cacbon có trong không khí.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Oxit tác dụng với C

    Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là

    Hướng dẫn:

    Cacbon để khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

    Nhận thấy Na, Ca, Al đều đứng trước Al trong dãy hoạt động hóa học nên C không khử được Na2O, CaO, Fe2O3.

  • Câu 8: Vận dụng
    Hiện tượng quan sát

    Trộn một ít bột than với bột đồng (II) oxit rồi cho vào đáy ống nghiệm khô, đốt nóng, khí sinh ra được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư. Hiện tượng quan sát được là

    Hướng dẫn:

    Đốt bột than với bột đồng (II) oxit sinh ra khí CO2

    Phương trình phản ứng 

    2CuO + C \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Cu + CO2

    Dẫn CO2 qua dung dịch nước vôi trong dư thu được kết tủa trắng 

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

    Vậy màu đen của CuO sau phản ứng 11 đã chuyển sang màu đỏ của Cu. Khí thoát ra khi cho vào dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) dư thì xuất hiện kết tủa trắng là CaCO3.

  • Câu 9: Vận dụng
    Nhận biết Cacbon, CuO, MnO2

    Để có thể nhận biết 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn màu đen là: bột than, bột đồng (II) oxit và bột mangan đioxit, ta dùng

    Hướng dẫn:

     Để nhận biết 3 lọ mất nhãn trên ta dùng dung dịch HCl đặc, nóng.

    Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

    Mẫu thử nào chất rắn tan dần, có khí màu vàng lục, mùi xốc thoát ra → mangan đioxit (MnO2)

    MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

    Mẫu thử nào chất rắn tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch màu xanh → đồng (II) oxit (CuO)

    CuO + 2HCl → CuCl2 (xanh) + H2O

    Mẫu thử nào không có hiện tượng gì xuất hiện → cacbon.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính thể tích CO2

    Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam C thì thể tích tối đa của khí CO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là

    Hướng dẫn:

     Phương trình phản ứng hóa học

    C + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2

    nC = 1,2:12 = 0,1 (mol)

    Theo phương trình phản ứng, ta có:

    nCO2 = nC = 0,1 (mol)

    Vậy VCO2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

  • Câu 11: Vận dụng
    Khối lượng C

    Khối lượng C cần dùng để khử 8 gam CuO tạo thành CO2

    Hướng dẫn:

    nCuO = 8 : 80 = 0,1 mol

    Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

    CuO + CO \overset{t^{o} }{ightarrow} Cu + CO2

    Theo phương trình phản ứng hóa học ta có:

    nC = nCuO = 0,1 mol.

    ⇒ mC = 0,1.12 = 1,2 gam.

  • Câu 12: Vận dụng
    Khối lượng CO2 sinh ra

    Khối lượng khí CO2 sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 200 gam than non chứa 69,5% cacbon là

    Hướng dẫn:

     mC = 200.69,5% = 139 (gam)

    nC = 139:12 = 11,5833 (mol)

    Phương trình phản ứng xảy ra

    C + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2

    11,5833 → 11,5833

    mC = 11,5833.44 = 509,67(g)

  • Câu 13: Thông hiểu
    Xác đinh chất rắn

    Trộn bột C vừa đủ với hỗn hợp bột gồm Al2O3, CuO và FeO, sau đó cho hỗn hợp vào ống sứ nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn. Chất rắn thu được trong ống sứ là

    Hướng dẫn:

    Trộn bột C vừa đủ với hỗn hợp bột gồm Al2O3, CuO và FeO, sau đó cho hỗn hợp vào ống sứ nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn. Chất rắn thu được trong ống sứ là Al2O3, Fe, Cu.

  • Câu 14: Vận dụng
    Thể tích không khí

    Đốt cháy hoàn toàn 0,5 kg than chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy. Thể tích không khí (đktc) cần dùng là (biết)

    Hướng dẫn:

    Trong 0,5kg than chứa 90% cacbon

    ⇒ mC nguyên chất = 0,5.90% = 0,45 kg = 450 gam

    Số mol C là:

    nC = 450 : 12 = 37,5 mol

    Phương trinh hóa học xảy ra

    C + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nC = nO2 = 37,5 mol 

    Thể tích khí oxi cần dùng là:

    VO2 = 37,5.22,4 = 840 lít

    Vì oxi chiếm 1/5 thể tích không khí

    ⇒ Vkhông khí = 5.VO2 = 5.840 = 4200 lít.

  • Câu 15: Nhận biết
    Muội than

    Trong công nghiêp, người ta sản xuất bột than hoạt tính bằng cách đốt cháy gỗ hoặc dầu mỏ trong điều kiện thiếu không khí thu được muội than. Muội than này không dùng để.

    Hướng dẫn:

     Trong công nghiêp, người ta sản xuất bột than hoạt tính bằng cách đốt cháy gỗ hoặc dầu mỏ trong điều kiện thiếu không khí thu được muội than. Muội than này không dùng để chế tạo bình/mặt nạ phòng độc

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (20%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (40%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2.886 lượt xem
Sắp xếp theo