Luyện tập Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Thành phần dầu mỏ

    Thành phần chính của dầu mỏ là

    Hướng dẫn:

    Thành phần chính của dầu mỏ là các hidrocabon no.

  • Câu 2: Nhận biết
    Khí thiên nhiên

    Thành phần chính của khí thiên nhiên là

    Hướng dẫn:

    Thành phần chính của khí thiên nhiên là Metan

  • Câu 3: Nhận biết
    Ứng dụng của khí thiên nhiên

    Ứng dụng chính của khí thiên nhiên là

    Hướng dẫn:

    Ứng dụng chính của khí thiên nhiên là làm nhiên liệu.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Dầu mỏ, khí thiên nhiên

    Dầu mỏ, khí thiên nhiên được hình thành nhờ

    Hướng dẫn:

    Dầu mỏ, khí thiên nhiên được hình thành nhờ quá trình phân hủy yểm khí các chất hữu cơ trong cơ thể các sinh vật được tích tụ lại. 

  • Câu 5: Thông hiểu
    Việt Nam có các mỏ dầu lớn ở

    Việt Nam có các mỏ dầu lớn ở

    Hướng dẫn:

    Việt Nam có các mỏ dầu lớn ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khu bực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Dập tắt đám cháy nhỏ

    Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp

    Hướng dẫn:

    Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp phủ cát vào ngọn lửa.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Dầu mỏ của Việt Nam

    Dầu mỏ của Việt Nam được đánh giá là có chất lượng tốt do

    Hướng dẫn:

    Dầu mỏ của Việt Nam được đánh giá là có chất lượng tốt do có hàm lượng hidrocacbon no cao.

  • Câu 8: Nhận biết
    Khí đồng hành

    Thành phần chính của khí đồng hành (hay khí mỏ dầu) là

    Hướng dẫn:

    Thành phần chính của khí đồng hành (hay khí mỏ dầu) là CH4.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Crăckinh dầu mỏ

    Crăckinh dầu mỏ để thu được

    Hướng dẫn:

    Crăckinh dầu mỏ để thu được hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối nhỏ hơn.

  • Câu 10: Vận dụng
    Thể tích khí CO2

    Đốt 100 lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2, 2%CO2 ( về số mol). Thể tích khí CO2 thải vào không khí là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    VCH4 = 100.96% = 96 lít

    VCO2 = 100.2% = 2 lít

    Phương trình phản ứng:

    CH4 + 2O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2 + 2H2O

    Theo phương trình phản ứng có:

    nCO2 = nCH4 ⇒ VCO2 = VCH4 = 96 lít

    Vậy thể tích khí CO2 thải vào không khí là:

    VCO2 = 96 + 2 = 98 lít.

  • Câu 11: Vận dụng
    Thể tích oxi

    Thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 10 lít khí thiên nhiên chứa 96% metan; 2% nitơ và 2% khí cacbon đioxit là (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)

    Hướng dẫn:

    Theo đề bài ta có, trong 10 lít khí thiên nhiên có 9,6 lít CH4; 0,2 lít N2 và 0,2 lít CO2.

    Đốt cháy khí thiên nhiên có phản ứng hóa học sau:

    CH4 + 2O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2 + 2H2O

    1          2

    9,6  →  19,2 

    Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol. 

    Theo phương trình phản ứng

    VO2 = 2.VCH4 = 2.9,6 = 19,2 lít.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Hàm lượng hợp chất chứa lưu huỳnh

    Dầu mỏ nước ta có hàm lượng hợp chất chứa lưu huỳnh là

    Hướng dẫn:

     Dầu mỏ nước ta có hàm lượng hợp chất chứa lưu huỳnh là nhỏ hơn 0,5%.

  • Câu 13: Vận dụng cao
    Tính V lít khí thiên nhiên

    Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2 và 2% CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 4,9 gam kết tủa. Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng xảy ra 

    CH4 + 2O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2 + 2H2O (1)

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (2)

    nCaCO3 = 4,9:100 = 0,049 mol

    Gọi số mol của V lít khí thiên nhiên là x (mol)

    ⇒ chứa khí CH4 0,96x mol

    CH4 + 2O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2 + 2H2O (1)

    0,96x → 0,96x

    ⇒ ∑nCO2 = 0,96x + 0,02x =0,98x mol

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

    0,98x mol → 0,98x mol

    ⇒ nCaCO3 = 0,98x = 0,049 

    ⇒ x = 0,05 mol

     VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít.

  • Câu 14: Nhận biết
    Dầu mỏ

    Nhận xét nào sau đây là đúng về dầu mỏ?

    Hướng dẫn:

    Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.

  • Câu 15: Nhận biết
    Phương pháp

    Từ dầu mỏ, để thu được xăng, dầu hỏa, dầu điezen và các sản phẩm khác thì người ta đã dùng những phương pháp nào?

    Hướng dẫn:

    Từ dầu mỏ để thu được xăng, dầu hỏa và các sản phẩm khác thì người ta dùng phương pháp: chưng cất dầu thô và crackinh nhiệt.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 368 lượt xem
Sắp xếp theo