Luyện tập Tính chất hóa học của axit

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chất tác dụng với H2SO4 tạo ra H2

    Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro?

    Gợi ý:

    Dựa vào tính chất hóa học của axit 

    Axit loãng + kim loại → muối + H2

    Hướng dẫn:

    Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với kim loại Fe tạo ra khí hiđro

    Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

  • Câu 2: Nhận biết
    Tính chất hóa học của axit

    Tính chất hóa học nào không phải của axit

    Hướng dẫn:

    Tính chất hóa học không phải của axit là: Tác dụng với oxit axit.

    Axit không phản ứng với oxit axit.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Dung dịch tác dụng với CuO

    Dung dịch tác dụng với CuO tạo ra sản phẩm là dung dịch có màu xanh lam:

    Hướng dẫn:

    CuO là oxit bazơ vậy tan được trong dung dịch axit H2SO4 tạo muối CuSO4 có màu xanh lam.

    Phương trình phản ứng minh họa

    CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

  • Câu 4: Nhận biết
    Dãy kim loại tác dụng với H2SO4 loãng

    Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

    Hướng dẫn:

    Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: Zn, Fe, Al.

    Dung dịch H2SO4 loãng không phản ứng với các kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động kim loại là Cu, Ag.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chất tác dụng được với H2O và HCl

    Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:

    Hướng dẫn:

    Nhận thấy tất cả đáp án đều là oxit

    Theo đề bài, oxit phản ứng được với H2O và dung dịch HCl thì oxit phải là oxit bazơ

    Loại các đáp án có chứa oxit axit: SO3, CO2, P2O5.

    Vậy dãy chất phản ứng được với H2O và HCl là: CaO, BaO, Na2O

    Phương trình phản ứng minh họa

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    BaO + H2O → Ba(OH)2

    Na2O  + H2O → 2NaOH

    CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

    BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

    Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chất tác dụng với HCl

    Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng minh họa

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

    MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2↑ + H2O

    Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2O

    Nhìn vào các phương trình phản ứng sinh ra khí, chỉ có H2 là nhẹ hơn không khí.

  • Câu 7: Nhận biết
    CuO tác dụng với H2SO4

    CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành

    Gợi ý:

    Dựa vào tính chất axit tác dụng với oxit bazơ

    Hướng dẫn:

    CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành dung dịch CuSO4 có màu xanh lam

    Phương trình phản ứng minh họa

    CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

    (bột, màu đen)      (dung dịch màu xanh)

  • Câu 8: Thông hiểu
    Dãy chất tác dụng H2SO4 sinh ra khí

    Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng xảy ra

    • BaO, Fe, CaCO3.

    Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO↑ + H2O

    CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 ↑+ H2O

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    • Al, MgO, KOH.

    2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

    H2SO4 + MgO → H2O + MgSO4

    H2SO4 + 2KOH → 2H2O + K2SO4

    → Loại vì có 2 phản ứng với MgO và KOH không sinh ra khí

    • Na2SO3, CaCO3, Zn.

    BaO + H2SO4 → H2O + BaSO4

    Fe + H2SO4 → H2 ↑+ FeSO4

    CaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 ↑+ CaSO4

     → Loại vì có 2 phản ứng với BaO không sinh ra khí.

    • Zn, Fe2O3, Na2SO3.

    H2SO4 + Zn → H2 ↑+ ZnSO4

    Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

    Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O

    → Loại vì có phản ứng với Fe2O3 không sinh ra khí

  • Câu 9: Vận dụng
    Nhận biết dung dịch Ba(NO3)2, KOH, HCl, (NH4)2CO3.

    Có 4 ống nghiệm đựng các dung dịch: Ba(NO3)2, KOH, HCl, (NH4)2CO3. Dùng thêm hóa chất nào sau đây để nhận biết được chúng?

    Hướng dẫn:

    Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

    Sử dụng quỳ tím để nhận biết ta chia được 3 nhóm sau:

    Nhóm 1: làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là HCl

    Nhóm 2: làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là KOH

    Nhóm 3: Quỳ tím không chuyển màu là Ba(NO3)2, (NH4)2CO3.

    Để nhận biết nhóm 3 ta dùng dịch HCl mới nhận biết được cho vào mẫu thử.

    Dung dịch nào có khí thoát ra là (NH4)2CO3.

    Phương trình hóa học minh họa

    (NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2↑ + H2O

    Dung dịch còn lại không có hiện tượng gì xảy ra là Ba(NO3)2.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu

    Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:

    Gợi ý:

    Zn phản ứng với H2SO4 loãng, Cu không phản ứng.

    Từ số mol H2 ⇒ tính số mol Zn

    ⇒ khối lượng Zn và Cu ⇒ % khối lượng mỗi kim loại

    Hướng dẫn:

    Ta nhận thấy Cu không phản ứng với H2SO4 loãng chỉ có Zn phản ứng với H2SO4 loãng

    nH2 = 0,1 mol.

    Phương trình phản ứng

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    0,1 ← 0,1 mol

    Theo phương trình ta có 

    nH2 = nZn = 0,1 mol

    ⇒ mZn = 0,1.65 = 6,5 gam

    ⇒ mCu = 10,5 – m­Zn = 10,5 – 6,5 = 4 gam

    \%m_{Zn}\;=\;\frac{6,5}{10,5}.100\%=61,9\%

    %mCu = 10 % - 61,9% = 38,1%

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định 2 kim loại X, Y

    Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí Hidro. Dẫn toàn bộ lượng hidro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Do X tác dụng với H2SO4 loãng, giải phóng H2 nên X không thể là Cu và Ag. → loại đáp án chứa 2 kim này

    Do H2 không khử được MgO để tạo thành Mg loại đáp án có Mg.

    Vậy hai chất X, Y lần lượt là Zn và Cu.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Chất phản ứng được MgO, Mg(OH)2, MgCO3 và Mg

    Cho các chất: MgO, Mg(OH)2, MgCO3 và Mg. Chất nào sau đây phản ứng được với cả 4 chất trên?

    Hướng dẫn:

    Ta thấy HCl phản ứng được với cả 4 chất

    Phương trình phản ứng minh họa

    MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

    Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

    MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

  • Câu 13: Thông hiểu
    Sử dụng kim loại nào để nhận ra sự có mặt của HCl

    Sử dụng kim loại nào sau đây để nhận ra sự có mặt của HCl trong dung dịch gồm: HCl, KCl và H2O?

    Hướng dẫn:

    Để nhận biết sự có mặt của HCl trong dung dịch gồm: HCl, KCl và H2O. Ta sử dụng kim loại Fe vì Fe không phản ứng với KCl và H2O.

    Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  • Câu 14: Vận dụng
    Nồng độ mol của dung dịch HCl

    Cho một khối lượng bột sắt dư vào 200 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là:

    Hướng dẫn:

    nH2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

    Phương trình phản ứng

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

             0,2       ← 0,1 mol

    Theo phương trình phản ứng

    nHCl = 2.nH2 = 2.0,1 = 0,2 mol

    CM HCl = n:V = 0,2:0,2 = 1M

  • Câu 15: Vận dụng
    Phần % khối lượng của mỗi kim loại

    Hòa tan 4 gam hỗn hợp kim loại gồm Cu, Mg tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 2M. Thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp là:

    Gợi ý:

    Chỉ có Mg phản ứng với HCl, còn Cu không phản ứng với HCl

    Viết phương trình phản ứng giữa Mg và HCl

    Tính số mol của HCl ⇒ nMg ⇒ mMg 

    Hướng dẫn:

    Chỉ có Mg phản ứng với HCl, còn Cu không phản ứng với HCl

    nHCl = 0,05.2 = 0,1 mol

    Phương trình phản ứng

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    0,05 ← 0,1 

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nMg = 1/2nHCl = 0,1 : 2 = 0,05 mol

    ⇒ mMg = 0,05 .24 = 1,2 gam

    %mMg = 1,2 : 4 .100% = 30%

    %mCu = 100% - 30% = 70%.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (27%):
    2/3
  • Thông hiểu (47%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 586 lượt xem
Sắp xếp theo