Căn bậc hai

1. Căn bậc hai

a. Khái niệm

Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x^2=a.

b. Tính chất

- Số âm không có căn bậc hai.

- Số 0 có đúng một căn bậc hai đó chính là số 0, ta viết \sqrt0=0.

- Số dương a có đúng hai căn bậc hai là hai số đối nhau; số dương ký hiệu là \sqrt a, số âm ký hiệu là -\sqrt a.

c. Ví dụ cụ thể

- Số 25 có hai căn bậc hai là 5-5.

- Số 7 có hai căn bậc hai là \sqrt7 và -\sqrt7.

- Số -1 không có căn bậc hai.

2. Căn bậc hai số học

a. Định nghĩa

- Với số dương a, số \sqrt a được gọi là căn bậc hai số học của a.

- Số 0 cũng được gọi là căn bậc hai số học của 0.

- Ta viết x=\sqrt a \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}
x \geq 0 \\
x^2=a
\end{array}\right.

Ví dụ 1:

Căn bậc hai số học của 4\sqrt 4=2.

Căn bậc hai số học của 5\sqrt5 ≈ = 2,236067977...

Ví dụ 2: Tìm căn bậc hai số học của các số sau đây:

Giải:

  • Ta có: \sqrt{121} = 11 vì 11 > 0 và 112 = 121.
  • Ta có: \sqrt{144} = 12 vì 12 > 0 và 122 = 144.
  • Ta có: \sqrt{361} = 19 vì 19 > 0 và 192 = 361.
  • Ta có: \sqrt{400} = 20 vì 20 > 0 và 202 = 400.

b. Phép khai phương

- Phép khai phương là phép toán tìm căn bậc hai số học của số không âm (gọi tắt là khai phương).

- Khi biết một căn bậc hai số học của một số, ta dễ dàng xác định được các căn bậc hai của nó.

Ví dụ:

  • Căn bậc hai số học của 49 là 7 nên 49 có hai căn bậc hai là 7 và -7.
  • Căn bậc hai số học cuả 100 là 10 nên 100 có hai căn bậc hai là 10 và -10.
  • Căn bậc hai số học của 144 là 12 nên 144 có hai căn bậc hai là 12 và -12.

c. Một số kết quả cần nhớ

- Với a ≥ 0 thì a = (\sqrt a)^2.

- Với a ≥ 0, nếu x ≥ 0x^2 = a thì x=\sqrt a.

- Với a ≥ 0x^2 = a thì x = ±\sqrt a.

3. So sánh các căn bậc hai số học

a. Định lý

Với hai số ab không âm, ta có: a > b ⇔ \sqrt a > \sqrt b.

b. Ví dụ cụ thể

So sánh:

a) 2\sqrt3

Ta có: 2 = \sqrt4 mà 4 > 3 nên \sqrt4 > \sqrt3 tức 2 > \sqrt3.

b) 7\sqrt {51}

Ta có: 7 = \sqrt{49}49 < 51 nên \sqrt{49} < \sqrt{51} tức 7 < \sqrt{49}.

c)  1 với \sqrt2.

Hướng dẫn giải: Ta có 1 < 2 ⇒ \sqrt1 < \sqrt2 ⇒ 1 < \sqrt2.

d) 3 với \sqrt7.

Hướng dẫn giải: Ta có 9 > 7 ⇒ \sqrt9 > \sqrt7 ⇒ 3 > \sqrt7.

  • 2.787 lượt xem
Sắp xếp theo