Góc ở tâm - Số đo cung

I. Góc ở tâm

Định nghĩa

Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.

Hình vẽ minh họa

Góc ở tâm - Số đo cung

Trong hình vẽ trên \widehat {AOB} là một góc ở tâm, \mathop {AmB}^{\displaystyle\frown} là cung nhỏ, \mathop {AnB}^{\displaystyle\frown} là cung lớn.

II. Số đo cung

Định nghĩa

  • Số đo cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
  • Số đo của cung lớn bằng hiệu 360^0 và số đo cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn).
  • Số đo của nửa đường tròn bằng 180^0.

Chú ý:

  • Cung nhỏ có số đo nhỏ hơn 180^0.
  • Cung lớn có số đo lớn hơn 180^0.
  • Khi hai mút của cung trùng nhau, ta có "cung không" với số đo 0^0 và cung cả đường tròn có số đo 360^0.

Ví dụ: Cho đường tròn (O; R) và dây cung AB = R\sqrt 2. Tính số đo hai cung AB.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc ở tâm - Số đo cung

Xét tam giác OAB ta có:

\left\{ \begin{gathered}
  O{A^2} + O{B^2} = {R^2} + {R^2} = 2{R^2} \hfill \\
  A{B^2} = {\left( {R\sqrt 2 } \right)^2} = 2{R^2} \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.

\Rightarrow O{A^2} + O{B^2} = A{B^2}

=> Tam giác OAB vuông tại O

=> \widehat {AOB} = {90^0}

Vậy số đo cung nhỏ \mathop {AB}^{\displaystyle\frown}90^0.

Số đo cung lớn \mathop {AB}^{\displaystyle\frown}360^0-90^0=270^0.

III. So sánh hai cung

Trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau:

  • Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.
  • Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.

Định lí

Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì \mathop {AB}^{\displaystyle\frown}=\mathop {AC}^{\displaystyle\frown}+\mathop {CB}^{\displaystyle\frown}.

Hình vẽ minh họa

Góc ở tâm - Số đo cung

Trong hình vẽ \mathop {AB}^{\displaystyle\frown}=\mathop {CD}^{\displaystyle\frown}

Góc ở tâm - Số đo cungTrong hình vẽ \mathop {EF}^{\displaystyle\frown}<\mathop {PQ}^{\displaystyle\frown}

Ví dụ: Trên dây cung AB của đường tròn (O) lấy hai điểm H và  sao cho AH  = HK = KB. Vẽ bán kính OD qua H và bán kính OC qua K. Chứng minh rằng:

a) \mathop {AD}^{\displaystyle\frown}=\mathop {BC}^{\displaystyle\frown}

b) \mathop {AD}^{\displaystyle\frown}<\mathop {DC}^{\displaystyle\frown}

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc ở tâm - Số đo cung

a) Tam giác AOB cân tại O

=> \widehat {HAO} = \widehat {KBO}

=> \Delta HAO = \Delta OBK\left( {c - g - c} \right)

=> \widehat {AOH} = \widehat {BOK}

=> \mathop {AD}^{\displaystyle\frown}=\mathop {BC}^{\displaystyle\frown}

b) Vẽ đường kính AE của đường tròn (O). Ta thấy OH là đường trung bình của tam giác AKE

=> OH // KE

=> \left\{ \begin{gathered}
  \widehat {AOH} = \widehat {OEK} \hfill \\
  \widehat {HOK} = \widehat {OKE} \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.

Xét tam giác OEK ta có:

OK < OE

=> \widehat {OEK} = \widehat {OKE}

=> \widehat {AOH} = \widehat {HOK} => \mathop {AD}^{\displaystyle\frown}<\mathop {DC}^{\displaystyle\frown}

Câu trắc nghiệm mã số: 32560
  • 1.228 lượt xem
Sắp xếp theo